Với khả năng tạo ra miễn dịch chủ động chống lại vi khuẩn gây bệnh uốn ván, vắc xin uốn ván hấp phụ TT là một biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả và được sử dụng rộng rãi cho trẻ em và người trưởng thành.
Bạn đang đọc: Thông tin vắc xin uốn ván hấp phụ TT và lưu ý khi tiêm phòng
1. Giới thiệu về vắc xin uốn ván hấp phụ TT
Uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Đây là một vi khuẩn tồn tại rộng rãi trong môi trường, đặc biệt là trong đất cát, bụi, phân gia súc, gia cầm, cống rãnh, các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ,…. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước, nó sẽ phát triển và tạo nên ổ nhiễm trùng, gây ra căn bệnh uốn ván. Độc tố của loại khuẩn này tấn công hệ thống thần kinh, gây ra những triệu chứng co cứng cơ cục bộ hoặc toàn thân, thường đi kèm với các cơn co giật nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh uốn ván. Vắc xin này giúp cơ thể phát triển miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là cách chủ động để bảo vệ trẻ em, người trưởng thành và đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh như phụ nữ mang thai, người làm vườn, làm việc trong trang trại, nông trường, dọn vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng và các ngành công việc có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván.
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh uốn ván
Vắc xin uốn ván hấp phụ được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế (IVAC) – một tổ chức uy tín trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu Vắc xin tại Việt Nam. Vắc xin được đóng gói trong hộp chứa 20 ống tiêm, với mỗi ống chứa 0,5 ml – tương đương 1 liều tiêm. Quy cách này giúp đảm bảo tính tiện lợi và dễ dàng trong quá trình tiêm ngừa.
2. Lịch tiêm vắc xin
Số mũi tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ sẽ được bác sĩ tiêm chủng hướng dẫn tùy tình huống và đối tượng tiêm chủng.
Liều dùng: 0.5 ml. Đường dùng: Tiêm bắp.
2.1. Người chưa tiêm vắc xin có kháng nguyên uốn ván bao giờ
– Mũi 1: Thời điểm bắt dầu tiêm.
– Mũi 2: Tiến hành tiêm sau mũi 1 ít nhất 04 tuần
– Mũi 3: Tiến hành tiêm sau mũi 2 ít nhất 06 tháng.
– Mũi 4: Tiến hành tiêm sau mũi 3 ít nhất 01 năm.
– Mũi 5: Tiến hành tiêm sau mũi 4 ít nhất 01 năm.
2.2. Với đối tượng bị thương
– Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản có thành phần uốn ván: Tiêm nhắc 01 mũi và không tiêm SAT.
– Nếu chưa bao giờ tiêm các mũi vắc xin cơ bản phòng uốn ván: Tiêm theo lịch cơ bản đã đề cập ở trên và tiêm SAT cùng ngày tiêm mũi 1.
2.3. Với phụ nữ có thai
– Có thai lần đầu tiên thực hiện tiêm 02 mũi nếu trước đó chưa từng tiêm các mũi vắc xin uốn ván cơ bản hoặc chưa tiêm nhắc lại trước mang thai. Mỗi mũi tiêm cách nhau 04 tuần, mũi 2 trước khi sinh ít nhất 01 tháng. Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản để phòng uốn ván và đã tiêm nhắc lại trước khi mang thai – tiêm 01 mũi, trước khi sinh ít nhất 01 tháng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp về vấn đề tiêm phòng HPV khi đang cho con bú
Phụ nữ có thai là đối tượng cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ theo lịch tiêm
– Mỗi lần có thai sau: Tiêm nhắc lại 01 mũi vắc xin phòng uốn ván, không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các lần có thai và mũi tiêm cũng cần hoàn thành trước khi sinh ít nhất 01 tháng.
3. Cách hoạt động của vắc xin uốn ván hấp phụ
Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin được cơ thể nhận biết như một thành phần gây nguy hiểm và hệ miễn dịch sẽ bắt đầu phản ứng miễn dịch, sản xuất các kháng thể đặc biệt để chống lại thành phần gây nguy hiểm này. Như vậy, một lần miễn dịch đã được hình thành, cơ thể sẽ ghi nhớ cách tạo ra kháng thể chống lại độc tố uốn ván.
Nếu cơ thể tiếp xúc với uốn ván trong tương lai, hệ miễn dịch đã có khả năng sản xuất nhanh chóng các kháng thể để tiêu diệt nó. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của trực khuẩn và ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh uốn ván.
4. Hiệu quả và tính an toàn của vắc xin uốn ván hấp phụ
4.1. Hiệu quả của vắc xin
Vắc xin uốn ván hấp thụ thường có hiệu quả trong thời gian dài. Có nghĩa là, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có khả năng chống lại bệnh uốn ván trong một khoảng thời gian dài mà không cần tiêm nhắc lại liên tục.
4.2. Tính an toàn của vắc xin
Vắc xin uốn ván hấp phụ không chứa vi khuẩn sống nên không gây ra nhiễm trùng uốn ván. Hiệu quả và tính an toàn của vắc xin cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trước khi sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ thường rất nhẹ và tạm thời như đau nhức ở chỗ tiêm, sưng nhẹ, hoặc nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
Tuy nhiên, như với mọi loại vắc xin, có thể có những cá nhân gặp phản ứng không mong muốn sau khi tiêm uốn ván. Nếu bạn có bất kỳ quan ngại nào về vắc xin, nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin.
5. Lời khuyên khi tiêm vắc xin uốn ván
– Trước khi quyết định tiêm vắc xin uốn ván TT, hãy tìm hiểu kỹ về vắc xin và lựa chọn thực hiện tiêm chủng ở các địa chỉ đáng tin cậy.
>>>>>Xem thêm: Giá mũi tiêm vắc xin uốn ván tại Thu Cúc TCI
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ nhiều người dân tin tưởng
– Nếu bạn có bất kỳ lo ngại hoặc câu hỏi nào về vắc xin, hãy thảo luận cùng bác sĩ, họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về lợi ích và tác động của vắc xin.
– Vắc xin uốn ván hấp thụ không chỉ đinh tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với thành phần của vắc xin, người đang sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính, phụ nữ đang cho con bú.
– Tuân thủ đúng lịch tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ theo hướng dẫn của bác sĩ là việc nên làm. Đảm bảo bạn hoàn thành đủ số lượng mũi tiêm để tạo nên miễn dịch mạnh mẽ.
– Sau khi tiêm vắc xin, bạn nên thực hiện theo dõi về tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bạn phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu không bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Nhớ rằng, vắc xin uốn ván hấp phụ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa căn bệnh uốn ván nguy hiểm. Hãy thực hiện tiêm vắc xin theo hướng dẫn cụ thể và luôn luôn tìm kiếm thông tin đáng tin cậy từ các nguồn y tế chính thống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.