Thông tin về sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Hóa trị liệu là một trong những phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Vậy việc sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào, hóa chất đi vào cơ thể có gây ra tác dụng phụ gì không, cách cải thiện ra sao hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thông tin về sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

1. Hóa chất điều trị ung thư cổ tử cung là gì?

Hóa chất sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung là những loại thuốc đặc hiệu được sử dụng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhằm mục đích gây độc tế bào, tiêu diệt và kiểm soát tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Hóa chất có thể ở dạng thuốc viên dùng theo đường uống hoặc ở dạng dung dịch dùng qua đường truyền, tiêm.

Thông tin về sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp linh hoạt với các phương pháp điều trị khác giúp kiểm soát triệt để tế bào ác tính do ung thư gây ra

2. Khi nào cần thực hiện điều trị ung thư cổ tử cung bằng hóa chất

Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến cho người bệnh ung thư cổ tử cung, vậy người bệnh sử dụng hóa chất trong điều trị khi nào?

– Hóa trị được dùng là một phương pháp điều trị chính thì người bệnh sẽ được chỉ định hóa xạ trị ung thư cổ tử cung đồng thời. Khi thực hiện đồng thời hai phương pháp này, hóa chất sẽ giúp tăng hiệu quả của tia bức xạ, từ đó mang lại hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.

– Hóa trị còn được biết đến là phương pháp điều trị bổ trợ. Nghĩa là đưa hóa chất vào cơ thể để giảm kích thước khối u trong cổ tử cung, sau đó mới tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật theo phác đồ của bác sĩ.

– Hóa trị còn là một phương pháp được sử dụng trong điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này bệnh nhân cũng có thể được kết hợp hóa trị cùng thuốc nhắm mục tiêu nhằm mục đích kéo dài thời gian sống, cải thiện triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ? Đẻ mổ tuần bao nhiêu an toàn nhất?

Thông tin về sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Thông qua quá trình thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ điều trị sẽ xây dựng phác đồ hóa chất với các chu kỳ theo các mốc thời gian cụ thể ở mỗi người bệnh, nhằm mục đích giúp người bệnh đáp ứng điều trị tốt nhất

3. Hóa chất điều trị ung thư cổ tử cung gây ra tác dụng phụ gì?

Khi thuốc hóa chất được đưa vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ hoạt động theo nguyên lý ngấm vào máu đi đến tất cả các cơ quan trên cơ thể để tấn công các tế bào ung thư đang sinh sôi, phát triển bất thường. Với cơ thế hoạt động như vậy nên hóa chất cũng sẽ làm ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, gây ra các tác dụng phụ nhất định. Các tác dụng phụ này sẽ khác nhau về triệu chứng và mức độ ở mỗi người bệnh tùy vào thời gian, liều lượng, loại thuốc sử dụng.

Thông tin về sử dụng hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư đại tràng di căn

Là một phương pháp kiểm soát ung thư toàn thân vậy nên hóa trị liệu có thể gây cho người bệnh một số tác dụng phụ

3.1 Tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa khi sử dụng hóa chất điều trị bệnh lý ung thư cổ tử cung

Hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung khi đi vào cơ thể có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, loét miệng, viêm răng miệng, tiêu chảy, táo bón…

Để kiểm soát các tác dụng phụ kể trên người bệnh và người nhà chăm sóc cần lưu ý:

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên cố ép người bệnh ăn

– Chế biến thức ăn ít mùi, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, không nên ăn quá nóng hoặc lạnh.

– Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước, làm gia tăng các tác dụng phụ như khô miệng, khô da…

– Khi gặp tình trạng táo bón thì người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nước ép hoa quả, uống nhiều nước và tham vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.

– Khi gặp tình trạng tiêu chảy người bệnh nên tránh thức ăn cay, chiên rán, lựa chọn sử dụng những thực phẩm dễ nuốt mềm, uống đủ nước để thay thế lượng chất lỏng bị mất đi do tiêu chảy, và liên hệ bác sĩ để được dùng thuốc nếu cần.

– Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh dùng các loại nước súc miệng chứa cồn.

3.2 Tác dụng phụ liên quan đến sức khỏe tổng quát

Hóa chất điều trị bệnh ung thư cổ tử cung khi đi vào cơ thể có thể làm giảm tiểu cầu, hồng cầu ở người bệnh, vậy nên bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, thiếu máu, da nhợt nhạt, mất ngủ, nặng nề ở chân tay, châm chích, tê buốt các đầu chi, dễ bị bầm tím, suy giảm hệ miễn dịch dễ bị nhiễm khuẩn…

Để kiểm soát các vấn đề trên, người bệnh và người nhà chăm sóc cần chú ý:

– Để cơ thể người bệnh phục hồi bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên, ăn đủ bữa, và đủ dinh dưỡng.

– Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe để giảm mệt mỏi, đau mỏi và cải thiện tâm trạng, giấc ngủ.

– Bổ sung sắt trong chế độ ăn uống để giảm nguy cơ thiếu máu.

– Tránh tiếp xúc với những người đang có các bệnh nhiễm trùng.

– Thường xuyên rửa tay, vệ sinh sạch sẽ và xà phòng và nước đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị ăn uống…

3.3 Tác dụng phụ khác khi sử dụng hóa chất trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Bên cạnh đó còn có các tác dụng phụ khác gây ra bởi việc sử dụng hóa chất trong quá trình điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Chúng có thể là men gan tăng cao, rụng tóc, lông, thay đổi màu sắc và kết cấu của móng tay, chân, ảnh hưởng đến trí nhớ, phù nề chân…

Vậy nên trong quá trình điều trị bằng hóa chất cần theo dõi chặt chẽ và thông báo cho nhân viên y tế biết nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ nào để được hướng dẫn kiểm soát sao cho đạt hiệu quả. Nhìn chung các tác dụng phụ gây ra bởi quá trình điều trị ung thư cổ tử cung bằng hóa chất thường sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Trong quá trình điều trị giữa các chu kỳ hóa chất người bệnh nên chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể trạng tốt, thực hiện được đầy đủ phác đồ điều trị, nâng cao hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoá
n hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *