Vắc xin cúm của Việt Nam Ivacflu-S được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế IVAC – Việt Nam. Bộ Y tế đã cấp giấy phép lưu hành cho vắc xin vào ngày 15/1/2019.
Bạn đang đọc: Thông tin về vắc xin cúm của Việt Nam (Ivacflu-S)
1. Vắc xin cúm Ivacflu-S
Vắc xin cúm của Việt Nam Ivacflu-S được bào chế dưới dạng dung dịch để tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ. Vắc xin phòng được 3 chủng cúm là cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria/Yamagata).
Vắc xin cúm của Việt Nam Ivacflu-S phòng được 3 chủng cúm là cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria/Yamagata)
1.1. Vị trí tiêm
Vắc xin Ivacflu-S được đưa vào cơ thể qua đường tiêm bắp. Vị trí tiêm cơ delta – cơ bắp cánh tay. Không được tiêm vào mạch máu.
1.2. Chống chỉ định
– Bệnh nhân có tiền sử bị sốc phản vệ với vắc xin cúm Ivacflu-S.
– Tiền sử bị mẫn cảm với bất cứ chủng virus cúm nào có trong thành phần của vắc xin Ivacflu-S.
– Tiền sử mẫn cảm với cao su của nút lọ đựng vắc xin Ivacflu-S hoặc các thành phần pha chế vắc xin (như dung dịch PBS).
– Người có hội chứng Guilain – Barre, có chứng rối loạn thần kinh.
– Người có tiền sử co giật hoặc bị động kinh đang tiến triển.
– Người có cơ địa mẫn cảm nặng với các vắc xin khác ( từng bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin).
1.3. Trường hợp hoãn tiêm chủng
– Người tiêm đang có bệnh lý mà cán bộ tiêm chủng nhận thấy không an toàn khi tiêm vắc xin: sốt trên 38 độ C, bệnh nhiễm trùng cấp tính…
– Người tiêm không đảm bảo hiệu quả của vắc xin: đang dùng thuốc ức chế miễn dịch trên 14 ngày, mắc lao thể hoạt động….
1.4. Thận trọng khi sử dụng
– Vắc xin nên để đạt bằng nhiệt độ phòng ngay trước khi tiêm. Nên lắc kỹ vắc xin trước khi tiêm. Giám sát chặt phản ứng quá mẫn sau tiêm vắc xin.
– Đáp ứng miễn dịch có thể không đủ mức bảo vệ trong trường hợp người được tiêm chủng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh suy giảm miễn dịch.
– Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ tốt nhất nên tiêm vắc xin trước khi chuẩn bị mang thai.
– Vắc xin không chống chỉ định với tất cả đối tượng có bệnh mãn tính.
– Nên tiêm vắc xin Ivacflu-S cho đối tượng thường xuyên làm việc ở các cơ sở xã hội đông người, phải nằm viện lâu ngày. Trong những trường hợp này cần tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
– Người bị bệnh liên quan đến đường hô hấp mãn tính như hội chứng COPD nên tiêm vắc xin hàng năm theo chỉ định của bác sĩ’
– Nhân viên y tế và người cao tuổi nên tiêm vắc xin hàng năm trước khi dịch mùa bùng phát mạnh mẽ.
– Đối tượng đi du lịch đến các nước vùng dịch, nếu chưa tiêm cúm trong vòng 1 năm trước đó nên tiêm vắc xin trước khi đi ít nhất 7 ngày.
2. Cơ chế hoạt động của vắc xin
Vắc xin phòng bệnh cúm Ivacflu-S thuộc dạng vắc xin bất hoạt. Tức là virus cúm sau khi được nuôi cấy đã bị làm chết bằng nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù đã chết nhưng kháng nguyên của virus vẫn còn, hệ thống miễn dịch vẫn tạo kháng thể chống lại bệnh như bình thường.
Sau khi tiêm vắc xin Ivacflu-S, người được chủng có thể xuất hiện các phản ứng phụ thường gặp như: sốt nhẹ, sưng tại chỗ tiêm, đau cơ, khó chịu… Các triệu chứng sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Đối tượng tiêm chủng
Vắc xin Ivacflu-S dành cho người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Lưu ý, vắc xin không chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin Infanrix hexa
Vắc xin Ivacflu-S dành cho người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi
4. Lịch tiêm chủng
Vắc xin Ivacflu–S (Việt Nam) có lịch tiêm 1 mũi.
Hằng năm tiêm nhắc lại 1 mũi hoặc tiêm nhắc lại vào đầu các mùa dịch có nguy cơ bùng phát mạnh.
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin cúm thường ở mức độ nhẹ đến trung bình và sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe:
– Phản ứng tại chỗ tiêm: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau tại vị trí tiêm, bầm máu, nốt cứng.
– Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đau khớp. đau cơ.
– Phản ứng nghiêm trọng: nổi mề đay, phù mạch nhanh; sốt cao, co giật; khó thở, thở rít, tức ngực; đau bụng, buồn nôn hoặc nôn; tụt huyết áp, ngất; rối loạn ý thức. Các phản ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Người được tiêm cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin sống giảm độc lực và những điều bạn cần biết
Khi xuất hiện phản ứng nghiêm trọng, người được tiêm cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí và điều trị kịp thời
6. Lưu ý khi tiêm vắc xin Cúm Ivacflu-S
Nên tiêm vắc xin cúm Ivacflu-S trước mùa dịch cúm. Ở Việt Nam, dịch cúm xuất hiện quanh năm và thường đạt đỉnh vào tháng 7 và 11 hàng năm. Vì vậy, nên tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng; tức trước giữa tháng 6 và trước giữa tháng 10 hàng năm.
Bên cạnh khám sàng lọc và nhận tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm, người đi tiêm cần thông báo cho bác sĩ các thông tin về tiền sử dị ứng (bao gồm dị ứng thức ăn, vắc xin, hóa chất,..); tiền sử phản ứng nặng sau tiêm lần trước (nếu có).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.