Bệnh trĩ theo dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Bạn đang đọc: “thủ phạm” gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ mang lại nhiều phiền toái cho người mắc phải
Trường hợp trĩ ngoại: người bệnh thường sớm phát hiện và điều trị nhanh hơn do có thể sờ thấy búi trĩ khi ở mức độ nhẹ
Với trường hợp trĩ nội: người bệnh thường chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đó búi trĩ đã sa hẳn ra bên ngoài hậu môn hoặc bị chảy máu dẫn đến xuất huyết,viêm sưng và nhiễm trùng búi trĩ gây đau rát và khó khăn cho người bệnh nhất là khi ngồi nhiều hoặc di chuyển.
Dù ở mức độ nào thì bệnh trĩ cũng mang đến cho người bị nhiều phiền toái. Chị Lan Anh (nhân viên hành chính) chia sẻ: công việc của tôi khá nhàn hạ, chủ yếu là làm việc trên máy tính, rất ít khi phải đi lại. Không biết có phải do tính chất công việc cùng với sự lười vận động của cá nhân hay không mà tôi bị bệnh trĩ hơn 1 năm nay rồi. Nhiều khi rất mệt mỏi, khó chịu; bác sĩ khuyên tôi nên chịu khó đi lại vận động, tôi đang thay đổi và thấy bệnh cũng đỡ hơn.
Đâu là “thủ phạm” gây ra bệnh trĩ
Chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ nhưng có nhiều yếu tố có thể được coi như là điều kiện thuận lợi gây nên bệnh trĩ:
Do các bệnh lý về đường tiêu hóa như: hội chứng lỵ, những người bị lỵ mỗi ngày phải đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi phải rặn nhiều cũng gây tăng áp lực ổ bụng; do rối loạn tiêu hóa kéo dài đặc biệt là tình trạng táo bón.
Do các bệnh gây tăng áp lực ổ bụng như: những người bị viêm phế quản mãn tính hoặc bị giãn phế quản phải ho nhiều, những người phải lao động nặng như khuân vác… gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ.
Do các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng:thường gặp ở các trường hợp như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung hoặc phụ nữ mang thai, thai nhi to có thể chèn ép và cản trở việc hồi lưu tĩnh mạch làm cho các đám rối tĩnh mạch căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Do sự suy yếu các tổ chức nâng đỡ tại chỗ:do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng bị suy yếu, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu thường gặp ở người cao tuổi làm cho hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ ở trẻ em và những điều cần biết
Dân văn phòng ngồi nhiều cũng dễ bị trĩ
Do đặc thù công việc: Những trường hợp làm việc văn phòng, nhân viên bán hàng, thợ may, lái xe…thường rất hay bị mắc bệnh trĩ vì khi ngồi nhiều hoặc đứng lâu áp lực tĩnh mạch trĩ tăng lên rất nhiều lần so với tư thế nằm.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:
Chế độ ăn uống:Ăn nhiều đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như ớt,hạt tiêu,bia,rượu,nước chè…
Do các thói quen không tốt như: nhịn đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh cũng là những nguyên nhân có thể gây bệnh trĩ.
Phòng bệnh trĩ – cách gì?
Một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý có thể giúp phòng bệnh trĩ như:
_ Ăn nhiều rau xanh,hoa quả mát,uống nhiều nước,sẽ làm phân mềm hơn khi đi cầu sẽ dễ dàng hơn giúp giảm nguy cơ gây bệnh.
_ Nên bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn và đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước một ngày để phòng ngừa táo bón
>>>>>Xem thêm: Thực hư bài thuốc cây vông chữa bệnh trĩ: Có nên áp dụng?
Nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
_ Tập luyện: Một chế độ tập luyện thể dục phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, nhất là trong các trường hợp ngồi nhiều,đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì gây nên bệnh trĩ.
_ Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức; tránh đứng, ngồi lâu
_ Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi đại tiện, tuyệt đối không được nhịn.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp các vấn đề về điều trị bệnh trĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.