Chụp MRI hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay và thường xuyên được sử dụng trong y học. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết liệu phương pháp này có ảnh hưởng đến cơ thể hay không. Vậy qua bài viết này hãy cùng trả lời cho câu hỏi: Chụp MRI có tác hại gì không?
Bạn đang đọc: Thực hiện chụp MRI có tác hại gì không?
1. Nguyên lý hoạt động của chụp cộng hưởng từ (MRI)
Tuy đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay nhưng nguyên lý hoạt động lại rất đơn giản. Chụp cộng hưởng từ MRI dựa trên hiện tượng vật lý cộng hưởng từ hạt nhân sử dụng tần sóng radio và sóng từ trường.
Khi thực hiện chụp, sóng radio và từ trường sẽ khiến các nguyên tử Hidro có trong cơ thể người hấp thu và phát ra năng lượng có tên là RF( Radio Frequency dịch sang tiếng việt là tần số vô tuyến). Máy chụp sẽ dựa vào nguồn năng lượng này để chuyển hóa thành dữ liệu hình ảnh mà ta có thể quan sát được.
Chụp MRI dựa trên hiện tượng vật lý cộng hưởng từ hạt nhân sử dụng sóng radio và sóng từ trường
2. Khi chụp MRI có tác hại gì không?
2.1. Trước khi tìm hiểu chụp MRI có tác hại gì không, hãy cùng xem chụp cộng hưởng có tầm quan trọng như thế nào
Khác với chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia X để nhận hình ảnh. Ngoài ra chụp MRI sẽ cho ra hình ảnh có độ phân giải tốt, hình ảnh 3 chiều hoàn hảo,… áp dụng chụp được với hầu hết các bộ phận trên cơ thể, do đó có tác dụng cao trọng giải phẫu và chẩn đoán.
Những bệnh lý mà chụp MRI có thể chẩn đoán:
– Chụp sọ não giúp phát hiện những bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não,…
– Chụp mắt giúp chẩn đoán những bệnh liên quan đến nhãn cầu và dây thần kinh thị giác
– Chụp xương khớp giúp phát hiện thoái hóa dây chằng, các cấu trúc xương, gân, cổ,…
– Chụp MRI còn giúp chẩn đoán những bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu,..
Trong quá trình chụp cộng hưởng từ, bạn gần như sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì, thời gian chụp sẽ phụ thuộc vào từng bộ phận ,cơ quan mà bạn thực hiện. Sau khi có hình ảnh, bác sĩ sẽ đọc kết quả để đưa ra chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị hợp lí trong trường hợp xuất hiện điểm bất thường.
Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán một số bệnh mà những phương pháp khác không thể
2.2. Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI có tác hại gì không?
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y khoa giúp tạo ra những hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Do đó, phương pháp này sẽ không gây nhiễm xạ bởi tia X giống như chụp X-quang hay chụp CT.
Tính đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng chụp cộng hưởng từ có thể gây hại đến sức khỏe tới cơ thể con người. Tuy nhiên, từ trường và tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là thính lực. Do đó, phụ nữ có thai từ 3 tháng trở xuống muốn thực hiện chụp MRI cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, từ trường của máy cũng có thể ảnh hưởng đến các thiết bị bằng kim loại có từ tính khiến trong quá trình chụp xảy ra một số sự cố ảnh hưởng đến cơ thể và máy móc. Vì vậy, trước khi thực hiện bạn cần tháo những vật dụng bằng kim loại, vật dụng có khả năng gây nhiễu hay bị ảnh hưởng bởi từ trường như các loại trang sức nhẫn, vòng tay, dây chuyền, bông tai, đồng hồ, thẻ ATM,… để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra.
Nếu cơ thể của bạn có gắn hoặc cấy ghép các thiết bị như van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim nhân tạo, đinh vít cố định xương gãy,…. cần báo cho nhân viên kỹ thuật trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ cân nhắc bạn có nên chụp hay không.
Đối với trường hợp những người có hình xăm trên cơ thể, thực tế thì chụp cộng hưởng từ không gây ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, nếu chụp MRI trực tiếp vào những vùng có hình xăm có thể khiến vùng này bị tê rát và bỏng da.
Một số trường hợp phải tiêm thuốc đối quang từ tĩnh mạch cũng cần lưu ý trước khi thực hiện chụp MRI bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như gây nên xơ hóa thận. Do đó, hãy làm xét nghiệm chức năng thận và khai báo tiền sử bệnh lý một cách cẩn thận.
Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ có hại không? Những chia sẻ rất hữu ích
Chụp MRI không hại tuy nhiên cần thực hiện một số biện pháp an toàn trước khi chụp
3. Cần lưu ý những gì trước khi chụp cộng hưởng từ MRI
– Nếu người bệnh đã thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, CT, siêu âm trước khi chụp cộng hưởng từ MRI, thì cần mang theo những kết quả chẩn đoán trước đó để bác sĩ tham khảo. Từ đó sẽ xác định được chính xác vùng bị tổn thương hoặc xuất hiện những điểm bất thường để đưa ra chụp cộng hưởng từ với những loại bệnh khác nhau.
– Phụ nữ mang thai nếu như không quá cần thiết thì không nên chụp cộng hưởng từ.
– Trong quá trình chụp cộng hưởng từ bệnh nhân không nên trang điểm các loại mỹ phẩm như son môi, phấn, má hồng,… bởi trong thành phần của những thứ này có chứa một ít kim loại. Mặc dù điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể làm da mặt nóng lên khi chụp MRI.
– Thời gian chụp CT sẽ khoảng từ 10 – 90 phút tùy vào bộ phận cần chụp. Điều quan trọng khi thực hiện chụp cộng hưởng từ là bệnh nhân cần phải nằm yên khi máy chụp. Bất cứ một cử động nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh chụp dẫn đến kết quả chẩn đoán bị sai lệch.
– Người bệnh cần tuân theo đúng thủ tục và hướng dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ trước, trong và sau quá trình chụp nhằm nhận kết quả chính xác và nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày không đau như tưởng tượng
Người thực hiện chụp cộng hưởng từ cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ
Trên thực tế, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Nếu bạn đang ở Hà Nội và băn khoăn không biết nên thực hiện chụp MRI ở đâu thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một điểm đến đáng tin cậy dành cho bạn. TCI không chỉ sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới mà còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo quá trình thăm khám cũng như chụp MRI nhanh chóng, chính xác và an toàn với khách hàng.
Trên đây là những thông tin về chụp cộng hưởng từ MRI để trả lời cho câu hỏi chụp MRI có tác hại gì không. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời cho bản thân mình.