Thời gian gần đây có rất nhiều mẹ “đồn thổi” về phương pháp “đẻ không đau” tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, điều đó khiến không ít mẹ bầu tò mò. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào? “Tất tần tật” từ A đến Z về phương pháp “kỳ diệu” này sẽ được giải mã để các mẹ bầu yên tâm đi đẻ.
Bạn đang đọc: Thực hư chuyện “đẻ không đau” của các bà mẹ hiện đại
Đi đẻ và đau đẻ là điều mà chắc chắn bà mẹ nào khi nhắc tới cũng đều cảm thấy sợ hãi. Trong sinh thường mẹ phải trải qua những cơn đau chuyển dạ kéo dài có thể là 1 ngày nhưng cũng có thể lên tới 2-3 ngày. Nhưng ngày nay, không ít bà mẹ hiện đại “rỉ tai nhau” phương pháp “đẻ không đau”và “đua” nhau lựa chọn giải pháp này.
-
Nhiều mẹ “ám ảnh” chuyện đau đẻ
“Đẻ không đau” – Chuyện tưởng đùa mà thật
Những bước tiến mới của nền y học hiện đại đã được ứng dụng vào đời sống con người, đặc biệt giấc mơ “đẻ không đau” của chị em phụ nữ đã được hiện thực hóa.
Cụ thể:
- Trước đây mẹ sinh thường “thuận theo tự nhiên” sẽ phải chịu cơn đau chuyển dạ kéo dài, trung bình 1-2 ngày. Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với cảnh mẹ vật lộn, “gào thét” khổ sở giữa những cơn đau ở các bệnh viện phụ sản đúng không nào? Với mong muốn giúp mẹ bầu thoải mái và vượt cạn dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở, phương pháp gây tê màng cứng ra đời.
- Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê vào vùng cột sống, từ đó thuốc tê sẽ được phân tán và đối xứng sang 2 vùng lân cận và gây tê liệt những bộ phận chịu áp lực lớn nhất trong quá trình chuyển dạ. Đối với việc gây tê ngoài màng cứng thì thuốc tê sẽ có tác dụng từ núm vú hoặc từ rốn xuống tới ngón chân, bởi vậy bà bầu sẽ giảm cảm giác đau đồng thời hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh nở.
-
Trong sinh thường việc sử dụng phương pháp hỗ trợ giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn
Các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Trong cả sinh thường, việc gây tê màng cứng giúp mẹ giảm đến 70-80% đau đớn so với bình thường. Phương pháp này được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi khả năng giảm đau nhanh chóng giúp công cuộc vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn và đặc biệt không ảnh hưởng tới thai nhi. ”
Tác dụng của gây tê màng cứng
Chúng ta thường nói: Gây tê màng cứng giúp giảm đau cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và vượt cạn, nhưng “thực hư” của chuyện này như thế nào? Một số tác dụng dưới đây của gây tê màng cứng sẽ giúp mẹ thêm tin tưởng khi lựa chọn và yên tâm “đi đẻ”:
Gây tê màng cứng được thực hiện khi mẹ thấy xuất hiện những cơn co tử cung mạnh hơn đồng thời cổ tử cung mở khoảng 2-3 cm. Việc gây tê màng cứng sẽ giúp mẹ chủ động hơn, vẫn có thể nhận biết được các cơn co tử cung.
Đôi khi những cơn đau chuyển dạ khiến mẹ bị mất sức và khó rặn đẻ, điều này gây nguy hiểm cho thai nhi. Việc gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn, em bé sẽ được ra đời nhanh chóng mà mẹ không bị kiệt sức.
Gây tê màng cứng là thủ thuật đưa một lượng thuốc khá nhỏ vào cơ thể mẹ và chưa có bằng chứng hay nghiên cứu nào nói rằng phương pháp này gây hại cho em bé
-
Nhờ việc gây tê màng cứng mẹ có thể tỉnh táo và hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau sinh
Kỹ thuật gây tê được thực hiện như thế nào?
Gây tê màng cứng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một thủ thuật tương đối phức tạp, theo đó nếu muốn “đẻ không đau” thì bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khéo léo để thực hiện chính xác thao tác này. Có thể tóm tắt kỹ thuật gây tê màng cứng như sau:
Đặt bà bầu nằm nghiêng bên trái (hoặc ngồi), cong lưng, co người để vùng cột sống hiện rõ ra, từ đó việc gây tê cũng trở nên dễ dàng hơn.
Toàn bộ vùng thắt lưng sẽ được sát trùng để đảm bảo vô khuẩn và an toàn cho mẹ bầu trong quá trình tiêm. Sau đó bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí rồi đưa mũi tiêm vào để giảm đau khi đưa ống truyền thuốc.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn II
Sát trùng là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong quá trình đẻ
Ống truyền thuốc sẽ được đặt qua kim tiêm và với một lượng thuốc tê khá nhỏ để thử phản ứng thuốc rồi dùng băng keo y tế để định hình ống thuốc.
Khi bác sĩ nhận định việc thử phản ứng thuốc không có vấn đề gì thì túi dịch sẽ được nối với ống mềm dán sẵn trên lưng và chảy liên tục với liều lượng tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu.
-
Cận cảnh quá trình gây tê cho mẹ bầu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, toàn bộ quá trình trên sẽ được thực hiện vô khuẩn tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong suốt quá trình vượt cạn.
Trước khi “đẻ không đau” mẹ cần chuẩn bị gì?
“Đẻ không đau” là phương pháp hiện đại mà các mẹ bầu đang “sốt rần rần”. Phương pháp này hiện nay khá phổ biến nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến khích sinh nở tự nhiên nên nếu mẹ có nhu cầu thực hiện phương pháp “đẻ không đau” thì hãy chia sẻ về ý định của mình, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ.
Cần khám với bác sĩ gây tê để có sự chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe, tâm lý, sẵn sàng
Trong những ngày cận kề dự sinh mà mẹ thấy bất cứ vấn đề gì cần báo với gia đình và bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
Có một số trường hợp như: tử cung của mẹ mở quá nhanh hoặc quá lâu so với thời gian dự định – khi ấy bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể nên dù trong tình huống nào thì mẹ bầu cũng cần bình tĩnh và giữ được tâm lý thoải mái.
-
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mọi chị em cần biết
Chị em phụ nữ hãy tìm hiểu thật kỹ về các phương pháp sinh nở và lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả nhất để đón con yêu chào đời
Phương pháp “đẻ không đau” tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã giúp nhiều mẹ bầu vượt qua nỗi sợ đau đẻ và công cuộc vượt cạn bớt gian nan hơn. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; với trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng vô khuẩn; với chế độ chăm sóc tận tâm, ân cần của điều dưỡng, hộ sinh và bác sĩ – chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Thu Cúc.
Nếu mẹ muốn đăng ký dịch vụ hoặc giải đáp những băn khoăn về phương pháp “đẻ không đau” thì hãy gọi ngay 1900 55 88 92 hoặc đến trực tiếp Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – số 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội để được các chuyên viên hỗ trợ tốt nhất.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.