“Bọc răng sứ không cần mài” có lẽ là khái niệm khiến nhiều người cảm thấy hoang mang. Thực chất, đây là kỹ thuật nha khoa có tên gọi “dán sứ Veneer”. Dịch vụ dán sứ vẫn cần mài răng để đảm bảo độ nhẵn mịn trước khi dán miếng sứ lên răng thật. Tuy nhiên, mức độ mài rất ít so với dịch vụ bọc răng sứ. Cùng tìm hiểu thêm về dịch vụ này trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Thực hư vấn đề bọc răng sứ không cần mài nhiều
1. Bản chất của bọc răng sứ không mài răng nhiều là gì?
Bọc răng sứ được biết đến là một dịch vụ nha khoa phổ biến với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp bọc sứ đều cần phải mài đi lớp men răng thật ở bên ngoài. Mức độ mài nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của răng mỗi khách hàng.
Có thể có trường hợp bọc răng sứ không cần mài nhiều do đặc điểm răng chỉ cần mài đủ để gắn mão sứ. Tuy nhiên vẫn cần mài ở mức tiêu chuẩn theo kỹ thuật bọc răng sứ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích khái niệm “bọc răng sứ nhưng mài rất ít” theo hướng dán sứ veneer – cũng là một dịch vụ liên quan đến răng sứ.
Bản chất của bọc răng sứ không mài thực chất là dán sứ Veneer
Mặt dán sứ veneer được chế tạo từ sứ chất lượng cao. Sứ là một loại vật liệu có độ bền cao, chống mài mòn tốt, và có khả năng tái tạo màu sắc tự nhiên của răng. Miếng dán veneer thường có kích thước và độ mỏng phù hợp để phù hợp với bề mặt trước của răng. Độ mỏng của veneer giúp giữ cho răng tự nhiên và không tạo cảm giác nặng nề.
2. Ưu nhược điểm khi thực hiện dịch vụ bọc răng sứ không mài nhiều
Dịch vụ dán sứ veneer mang lại nhiều lợi ích thẩm mỹ, nhưng cũng có thể đi kèm với một số nhược điểm. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về cả hai mặt của vấn đề.
2.1 Ưu điểm:
– Dán sứ veneer giúp cải thiện thẩm mỹ của nụ cười mà không mất nhiều thời gian và tính hiệu quả cao. Nó có thể che đi mọi khuyết điểm về màu sắc, hình dạng và kích thước của răng, mang lại kết quả tự nhiên.
– So với một số quá trình nha khoa phức tạp khác như cấy ghép Implant, quá trình dán sứ veneer thường đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng có thể trải qua một hoặc hai buổi hẹn tạio nha sĩ để có kết quả như mong muốn.
– Bảo tồn răng thật. Quá trình dán veneer thường không đòi hỏi mài mòn răng thật quá nhiều, giúp bảo toàn cấu trúc và sức khỏe của răng.
– Độ bền cao: Veneer có khả năng chịu mài mòn và chống ố vàng rất tốt, giúp duy trì độ bền và đẹp mắt theo thời gian.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày có đau không?
Phương pháp dán sứ cũng có khá nhiều ưu điểm
2.2 Nhược điểm
– Dịch vụ dán sứ veneer có thể có mức giá cao, đặc biệt nếu bạn cần dán sứ cho nhiều răng. Giá cả thường phụ thuộc vào chất liệu sử dụng, thương hiệu của cơ sở nha khoa và kinh nghiệm của nha sĩ.
– Mặc dù veneer có độ bền cao, nhưng nó vẫn có khả năng bị gãy hoặc rơi khỏi răng , đặc biệt là trong trường hợp khách hàng bị va đập mạnh hoặcbảo quản răng chưa đúng cách.
– Một số người có thể cảm thấy nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc thấp khi sử dụng veneer, đặc biệt là ngay sau khi dán sứ.
– Một khi đã dán sứ thì không thể tháo ra và sử dụng răng tự nhiên của bạn như trước được vì men răng đã bị mà đi (dù không nhiều) nên vẫn gây ra sự nhạy cảm và các vấn đề về răng khác.
Như vậy, dịch vụ dán sứ veneer mang lại nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ, nhưng cũng cần phải xem xét các nhược điểm trước khi quyết định thực hiện dịch vụ này.
3. Dán sứ Veneer thích hợp trong những trường hợp nào?
3.1. Bọc răng sứ không cần mài nhiều nên thực hiện khi nào?
Dán sứ veneer thường phù hợp với các trường hợp sau:
– Răng bị mất màu tự nhiên. Những người có răng bị ố màu do tuổi tác, thức ăn, thuốc lá, hoặc các yếu tố khác thường sẽ tìm đến veneer để tái tạo màu sắc tự nhiên và có một nụ cười tươi sáng hơn.
– Răng bị nứt hoặc vỡ mảnh nhỏ. Veneer là giải pháp tốt để che đi những nứt nhỏ hoặc vỡ nhẹ trên bề mặt răng, giúp khôi phục vẻ đẹp tự nhiên và bảo vệ răng khỏi các tác động tiêu cực như vi khuẩn.
– Nếu có những vùng trên răng bị mòn, veneer có thể được sử dụng để che phủ lại những vết mòn này, giúp bảo vệ răng tốt hơn.
– Trường hợp khách hàng muốn bảo tồn răng thật một cách tối đa thì dán veneer có thể mang đến hiệu quả ưng ý.
Những trường hợp nêu trên thường là những trường hợp phù hợp để dán sứ veneer và sẽ đem lại kết quả thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, quyết định áp dụng veneer hay không nên được đưa ra dựa trên sự tư vấn của nha sĩ.
>>>>>Xem thêm: Răng số 6 bị sâu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
Chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo việc bọc răng sứ không phải mài
3.2. Trường hợp không phù hợp để làm bọc răng sứ không cần mài
– Nếu răng bị ố màu nhẹ, dán sứ veneer là phương án tối ưu để cải thiện màu răng. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng bị thay đổi màu sắc rất nặng thì miếng dán sứ với độ mỏng cao sẽ khó thực hiện tốt vấn đề này. Thay vào đó, người ta thường sử dụng phương án bọc sứ hơn.
– Dán sứ veneer có thể giúp che đi những khoảng trống nhỏ giữa các răng, nhưng nếu răng bị thưa quá lớn, đặc biệt là ở trường hợp thưa giữa răng cửa thì việc này có thể không đạt được kết quả như ý. Trong trường hợp răng thưa nặng, các phương pháp niềng răng hoặc bọc sứ vẫn thích hợp hơn.
– Những trường hợp răng bị xô lệch, không đồng đều ở mức nặng cũng không nên thực hiện dán sứ vì sẽ không cải thiện được tình trạng một cách triệt để so với các phương pháp khác.
Như vậy, việc chỉ định sử dụng veneer không phải luôn tối ưu trong mọi trường hợp, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào thăm khám của nha sĩ để xác định tình trạng cụ thể của bạn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề dán sứ để mọi người có thể tham khảo và cân nhắc trư khi cần phải lựa chọn phương pháp làm đẹp cho hàm răng của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.