Niềng răng mắc cài sứ là một trong những phương pháp điều trị nha khoa hiện đại được rất nhiều người quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, giữa những đánh giá tích cực, vẫn có những ý kiến nêu lên một số thắc mắc về hiệu quả thực sự của phương pháp này. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực hư về hiệu quả của kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ.
Bạn đang đọc: Thực hư về hiệu quả của kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ
1. Tổng quan về thực hiện kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ
1.1 Thế nào là kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ?
Niềng răng mắc cài sứ được chia làm các loại tùy theo dây cung và mắc cài sứ
Kỹ thuật niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa hiện đại. Phương pháp này nhằm cải thiện vị trí của các răng, tạo ra một hàm răng đều đặn, đẹp mắt. Trong đó, niềng răng mắc cài sứ là một phương pháp niềng thông qua việc sử dụng hệ thống cài sứ. Những mắc cài sứ này sẽ được làm từ chất liệu sứ với màu trắng trong có độ tương đồng cao với răng thật, đem lại tính thẩm mỹ khá tốt.
Niềng răng mắc cài sứ được phân làm 2 loại:
– Mắc cài sứ thường: Với loại mắc cài này, bác sĩ sẽ dùng thun buộc nhằm cố định dây cung ở trong mắc cài. Điều này giúp chúng di chuyển, ma sát với bề mặt răng. Bên cạnh đó, mắc cài sứ thông thường dễ bị bung do có độ đàn hồi không chắc chắn.
– Mắc cài sứ tự buộc: Niềng răng mắc cài sứ tự buộc sẽ hạn chế được nhiều khuyết điểm của mắc cài sứ thường. Những dây thun buộc sẽ được thay bằng hệ thống chốt tự động sẽ cố định dây cung bên trong mắc cài. Tình trạng bị bung mắc cài sẽ được hạn chế.
1.2 Những trường hợp nên thực hiện kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ
Kỹ thuật niềng răng nói chung thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
– Tình trạng bị răng hô hay móm, răng khấp khểnh, răng thưa.
– Răng mọc bị lệch lạc, khớp cắn sai nghiêm trọng.
– Tình trạng gặp các vấn đề liên quan tới phần hàm. Điển hình như bị méo hàm, hàm hẹp, lệch hàm, …
Trong đó, niềng răng mắc cài sứ sẽ đặc biệt phù hợp cho những đối tượng yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ. Khi sử dụng, những mắc cài sứ sẽ không gây tình trạng lộ niềng rõ. Do đó, người bệnh có thể tự nhiên, thoải mái hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, niềng răng sứ dụng mắc cài sứ cũng rất phù hợp với những đối tượng có răng miệng nhạy cảm. Chất liệu chế tạo mắc cài sứ là từ sứ nguyên chất. Trong đó sẽ không có bất kì thành phần nào có nguy cơ gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. Người bệnh sẽ được đảm bảo hơn khi sử dụng về mức độ an toàn.
2. Kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ có hiệu quả không?
Niềng răng mắc cài sứ có thể mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt là khi được thực hiện đúng cách và dưới sự theo dõi chi tiết của bác sĩ. Dưới đây là một số hiệu quả của kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ:
2.1 Cải thiện thẩm mỹ
Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của niềng răng mắc cài sứ là khả năng cải thiện thẩm mỹ. Bằng cách điều chỉnh vị trí của răng, niềng răng giúp tạo ra một hàm răng đều đặn và hài hòa.
2.2 Tăng sự tự tin
Việc có một nụ cười đẹp và răng đều sẽ giúp tăng sự tự tin. Sau khi chỉnh nha, bạn sẽ hài lòng hơn với ngoại hình của mình. Từ đó, sự tự tin trong giao tiếp và tương tác xã hội cũng tăng lên.
2.3 Cải thiện chức năng nhai
Niềng răng mắc cài sứ có thể giúp cải thiện chức năng nhai bằng. Phương pháp này sẽ điều chỉnh khớp cắn và vị trí của răng. Từ đó, chúng ta có thể giảm áp lực không đều lên các răng và hàm.
2.4 Khả năng kiểm soát các vấn đề nha khoa
Niềng răng mắc cài sứ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa. Điển hình như răng lệch, răng khấp khểnh hay răng bị thưa. Không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ, điều này còn giữ cho răng và nướu khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, một số vấn đề nha khoa có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau đầu, đau cơ hàm, và các vấn đề hô hấp. Niềng răng mắc cài sứ có thể giúp giảm rủi ro của những vấn đề này.
2.5 Hiệu quả lâu dài
Khi quá trình niềng răng được thực hiện đúng và đeo hàm duy trì theo chỉ định sau điều trị, hiệu quả niềng sẽ được bảo toàn lâu dài.
3. Những điểm hạn chế của kỹ thuật thực hiện niềng răng mắc cài sứ
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng phình đại tràng ở trẻ sơ sinh
Thực hiện niềng răng mắc cài sứ, chúng ta cần lưu ý kĩ về phương pháp vệ sinh răng miệng
Mặc dù niềng răng mắc cài sứ mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hạn chế và thách thức cần xem xét trước khi quyết định thực hiện quá trình này:
– Khả năng gây tổn thương: Niềng răng mắc cài sứ có thể xảy ra tổn thương cho niêm mạc miệng và mô nướu. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc giữa cài sứ và bộ phận xung quanh. Đôi khi, người đeo niềng sẽ cảm thấy khó chịu. Điều này có thể làm xuất hiện vết thương hoặc sưng nướu.
– Khó chịu trong thời gian đầu sử dụng: Người dùng thường phải trải qua một giai đoạn khó chịu ngắn hạn sau khi mắc cài sứ được gắn vào. Cảm giác này thường giảm đi khi người dùng đã thích ứng.
– Chi phí cao: Quá trình niềng răng mắc cài sứ có thể đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể. Mức phí này sẽ cao hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống.
– Nguy cơ bung, vỡ mắc cài sứ: Mắc cài sứ có thể bị bong tróc ra hoặc bị hỏng trong quá trình sử dụng. Điều này đòi hỏi sự thận trọng trong các hoạt động hàng ngày và bảo dưỡng đúng cách.
4. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện niềng răng mắc cài sứ
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp niềng răng lệch khớp cắn ưu việt
Thông báo với bác sĩ ngay khi có bất thường là lưu ý rất quan trọng khi niềng răng
Khi thực hiện niềng răng mắc cài sứ, có một số lưu ý quan trọng mà chúng ta cần tuân theo:
– Thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng phù hợp.
– Hạn chế sử dụng những đồ ăn, thức uống có hại.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, ăn những thức ăn mềm, lỏng trong thời gian đầu.
– Tuân thủ theo lịch trình kiểm tra và điều chỉnh định kỳ được bác sĩ đưa ra.
– Tránh thực hiện những hoạt động mạnh, có nguy cơ tác động tới mắc cài.
– Thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi có những biểu hiện bất thường.
Trên đây là những thông tin về hiệu quả của kỹ thuật thực hiện niềng răng mắc cài sứ. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị, chúng ta hãy luôn trao đổi với bác sĩ về tình trạng và những bất thường nếu có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.