Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đi đại tiện, trên 3 lần trong ngày. Phân loãng như nước, có khi lẫn những chất khác. Tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần thường là do nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm norovirus hay ngộ độc thực phẩm. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó, vì thế tốt nhất nên đi khám để được tư vấn chi tiết. Ngoài ra việc tiêu thụ nhiều chất xơ, một số loại đường, chất tạo ngọt nhân tạo, rượu và cà phê, cảm xúc khó chịu hay lo lắng cũng có thể gây tiêu chảy cho một số người.
Bạn đang đọc: Thực phẩm có thể gây đầy hơi, tiêu chảy
Táo, cam
Táo, cam, bưởi, mơ, quả berry có nhiều pectin, một chất xơ giúp giảm cholesterol nhưng lại có thể gây đầy hơi cho một số người. Nếu cảm thấy có vấn đề về tiêu hóa khi ăn các loại trái cây này hãy thay thế bằng các loại quả khác để đảm bảo vẫn cung cấp đủ chất xơ, vitamin hàng ngày cho cơ thể. Nên ghi nhớ hoặc ghi chép lại những gì đã ăn trước khi bị tiêu chảy và trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Các loại kẹo không đường
Kẹo không đường, kẹo bạc hà, nhai kẹo cao su và thậm chí là cả kem đánh răng có thể chứa các chất tạo ngọt xylitol và sorbitol với hàm lượng calo thấp, tốt cho răng miệng, được dùng thay thế cho đường. Sorbitol xuất hiện tự nhiên trong trái cây như lê, mận và hoa quả khô như mận. Nghiên cứu cho thấy sorbitol có một số tác dụng như thuốc nhuận tràng, gây tiêu chảy và chuột rút.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe, cung cấp các khoáng chất thiết yếu và chất xơ mà ngũ cốc đã qua sơ chế kỹ. Tuy nhiên đối với một số loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ không hòa tan có thể gây tiêu chảy. Tất cả các loại bánh mì, gạo và mì ống có thể gây đầy hơi không liên quan đến việc có chứa nhiều chất xơ hay không.
Các loại đậu
Tìm hiểu thêm: Ợ hơi nhiều lần trong ngày – mối liên hệ với bệnh tiêu hóa tiềm ẩn
Đậu có đầy đủ chất xơ và rất tốt cho tim nhưng là một nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi. Đậu chứa xơ hòa tan – một loại chất xơ mà hệ tiêu hóa của chúng ta không thể xử lý được nhưng các loại vi khuẩn đường ruột lại rất “ưa chuộng”. Đầy hơi sau khi ăn đậu là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường, không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên nếu bị đầy hơi thường xuyên và khó chịu kéo dài, hãy giảm bớt khẩu phần đậu trong chế độ ăn uống hàng.
Các loại rau họ cải
Các loại đường có trong đậu gây đầy hơi cũng được tìm thấy trong atisô, cải bắp, bông cải xanh và rau họ cải khác. Ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ gây đầy hơi, chướng bụng. Nên nấu chín để giảm bớt nguy cơ bị đầy hơi khi ăn.
Fructose
Fructose là một loại đường đơn giản, tìm thấy trong các loại trái cây, nước ép trái cây. Ngoài ra còn có sirô ngô fructose cao (High fructose corn syrup – HFCS) được sử dụng trong công thức nấu ăn thương mại để làm ngọt các loại thực phẩm lại. Khác với nhiều loại đường khác, nhiều người lại thấy khó hấp thụ fructose. Nếu không được hấp thu, fructose di chuyển dọc theo đường ruột sẽ bị lên men bởi các vi khuẩn ở đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy. Mật ong, táo, xoài và quả lê tự nhiên giàu fructose cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Để giảm bớt tác động, hãy ăn các thực phẩm này sau bữa ăn hoặc ăn với khẩu phần ít hơn.
Thức ăn cay
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thoát vị bẹn trái là gì? Điều trị ra sao?
Nếu bị tiêu chảy, tốt nhất hãy tránh xa các món cay để tránh làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Các thực phẩm cay nóng như cà ri, tỏi, hành tây cũng có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày.