Ngoài việc nghỉ ngơi thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Vậy người bị cúm nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?
Bạn đang đọc: Thực phẩm người bị cúm nên ăn để mau khỏi bệnh
1. Dấu hiệu nhận biết cúm
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm tấn công. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ lây truyền nhanh. Vì thế, nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra đại dịch.
Khi cơ thể nhiễm virus cúm, bạn sẽ có những triệu chứng dưới đây:
– Ho, đau họng.
– Chảy nước mũi.
– Đau cơ, mỏi toàn thân và cảm giác mệt lả, không còn sức lực.
– Sốt.
– Đau đầu và chóng mặt.
– Đôi khi có cảm giác ớn lạnh.
– Có thể gây buồn nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ em.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện sau 2 ngày khi virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu chủ quan thì nhiều người còn nhầm lẫn triệu chứng của bệnh cúm với bệnh cảm lạnh thông thường. Hai bệnh này có các triệu chứng khá tương đồng.
Một số triệu chứng nhận biết khi cơ thể nhiễm virus cúm
2. Người bị cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?
2.1. Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra còn góp phần duy trì tính toàn vẹn của tế bào, bảo vệ chúng trong quá trình viêm.
Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây tươi như:
– Cam.
– Chanh.
– Bưởi.
– Dâu tây.
– Kiwi.
– Ổi.
– Dứa.
– Dưa lưới…
Người đang bị cúm nên lựa chọn các loại hoa quả trên để giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó cải thiện được các triệu chứng do bệnh gây ra.
2.2. Bị cúm nên ăn gì? – Trứng
Trứng rất giàu protein chất lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu như:
– Chất béo.
– Vitamin A.
– Vitamin B2.
– Vitamin B5.
– Vitamin B12.
– Phosphor, selenium,…
Trong đó, các axit amin có trong protein giúp kích thích hệ thống miễn dịch có thể chống lại cảm lạnh và cúm. Bạn có thể chế biến trứng bằng nhiều cách như luộc, nấu cùng với súp, cháo,… trong thực đơn bổ sung dinh dưỡng của mình.
Trứng cần được bổ sung trong quá trình điều trị bệnh cúm bởi chứa nhiều protein chát lượng cao và các khoáng chất, vitamin thiết yếu
2.3. Bông cải xanh
Người bị cúm nên ăn gì trong chế độ dinh dưỡng của mình thì bông cải xanh là sự lựa chọn tuyệt vời. Theo nghiên cứu, bông cải xanh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn đang cảm cúm vì có chứa cả vitamin E và vitamin C. Ngoài ra, còn có Sulforaphane – một chất kích hoạt các gene và enzyme chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch cụ thể, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Để mau chóng khỏi bệnh, bạn nên tăng cường bổ sung loại rau này trong thời gian mắc bệnh.
2.4. Các loại hạt – Lựa chọn phù hợp nếu chưa biết bị cúm nên ăn gì
Hạnh nhân, óc chó,… là thực phẩm mà người nhiễm cúm cần được bổ sung để nhanh chóng phục hồi. Các loại hạt này có chứa chất béo lành mạnh giúp da và niêm mạc khỏe mạnh. Bên cạnh đó cũng chứa nhiều chất kẽm, đồng, selen vitamin D, chất chống oxy hóa,… để duy trì cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
2.5. Đồ ăn có tính mềm, nóng
Trong suốt thời gian nhiễm bệnh nên ưu tiên các đồ ăn bổ dưỡng, dễ tiêu và có tác dụng giải cảm tốt.
– Súp là một món ăn bồi bổ sức khỏe cho người ốm rất tốt bởi dễ ăn, dễ tiêu hóa. Súp cũng cung cấp nhiều nước và điện giải, phòng trường hợp bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt,..
– Canh gà nấu gừng với nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Thịt gà có chứa vitamin, khoáng chất, calo và protein có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Trong đó, gừng có tác dụng chống viêm – đóng vai trò chính trong việc tăng cường khả năng miễn dịch ở người bệnh. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn ho và buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin viêm não mô cầu và những thông tin cần biết
Canh gà nấu gừng là một món ăn bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng cho người đang bị bệnh
3. Những thực phẩm tránh ăn khi bị cúm
Bên cạnh việc lưu ý khi các thực phẩm cần được bổ sung trong quá trình bị cúm thì những thực phẩm cần tránh cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị nhiễm cúm không nên ăn đó là:
– Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa: bánh quy, khoai tây chiên,… Bởi những loại thực phẩm này càng khiến cho cổ họng trở nên tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Thực phẩm đã được chế biến sẵn, các đồ hộp. Bởi chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này bị giảm đáng kể trong quá trình chế biến và đóng gói. Đồng thời độ an toàn vệ sinh cũng không được đảm bảo.
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh dễ bị chướng bụng, đầy hơi và cần tiêu hao năng lượng để tiêu hóa. Loại thức ăn này sẽ không tốt cho những người đang bị bệnh.
Ngoài các đồ ăn thì một số loại đồ uống sau cũng không tốt cho việc phục hồi bệnh. Bởi những loại đồ uống này sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
– Đồ uống có gas.
– Rượu, bia.
– Đồ uống có chứa caffeine.
4. Tiêm phòng cúm – Chủ động bảo vệ sức khỏe ngay từ sớm
Phần lớn người bị nhiễm cúm có thể tự phục hồi sau 1 – 2 tuần nếu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, cúm vẫn có nguy cơ gây ra biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không chăm sóc, xử lý cẩn thận. Đặc biệt bệnh có tính nguy hiểm đối với nhóm đối tượng gồm: trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính và nhân viên y tế.
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm chính là tiêm vaccine. Hơn nữa, đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ mắc cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các đối tượng sau cần tiêm phòng cúm hàng năm:
– Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
– Người già trên 65 tuổi.
– Phụ nữ mang thai.
– Người mắc bệnh nền mạn tính.
– Nhân viên y tế.
>>>>>Xem thêm: Giá vắc xin phế cầu Prevenar 13, vắc xin Synflorix tại Thu Cúc TCI
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm nên cần chủ động tiêm phòng càng sớm càng tốt
Như vậy, ngoài việc lưu ý khi bị cúm nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi thì việc chủ động tiêm phòng là rất cần thiết. Đây là cách thiết lập rào chắn bảo vệ cơ thể ngay từ sớm khỏi sự tấn công của virus cúm. Vì virus cúm luôn biến đổi mỗi năm nên tiêm phòng cúm hàng năm để dự phòng sức khỏe toàn diện nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.