Bệnh trĩ là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết hôm nay sẽ gửi tới bạn thông tin về bệnh trĩ, thuốc chữa bệnh trĩ và những lưu ý khi điều trị căn bệnh ám ảnh này bằng thuốc.
Bạn đang đọc: Thuốc chữa bệnh trĩ và những điều cần lưu ý khi sử dụng
1. Bệnh trĩ – những điều cần biết
1.1. Bệnh trĩ: Khái niệm và phân loại
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến trong các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng. Bệnh xảy ra là hệ quả của tình trạng giãn nở quá mức các tĩnh mạch hậu môn. Từ đó tạo thành các búi trĩ. Trĩ phát triển theo hai loại, trĩ nội (các búi trĩ mọc bên trên đường lược, trong ống hậu môn) và trĩ ngoại (các búi trĩ nằm dưới đường lược, bên ngoài ống hậu môn). Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là khi người bệnh có cả các búi trĩ nội và trĩ ngoại. Khi búi trĩ nội sa ra ngoài, chúng kết hợp thành một khối với trĩ ngoại gây sưng và đau đớn.
Bệnh trĩ nói chung được chia thành 4 độ. Với độ 1 và 2, bệnh còn nhẹ nên các bác sĩ thường kê thuốc. Thuốc được sử dụng kèm với duy trì chế độ ăn uống tập luyện. Đối với bệnh ở độ 3,4 hoặc độ 2 nhưng không đáp ứng điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Hình ảnh búi trĩ trên thực tế
1.2. Bệnh trĩ: nguyên nhân và biểu hiện
Bệnh trĩ hình thành do yếu tố như táo bón kéo dài do chế độ ăn uống không lành mạnh. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như mang thai và sinh con, công việc yêu cầu ngồi lâu một chỗ, ít vận động, công việc mang vác nặng nhọc, hoặc do các thói quen đại tiện quá lâu, rặn không đúng cách.
Bệnh trĩ có những biểu hiện đặc trưng như ngứa ngáy, đau rát hậu môn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy các khối thịt thừa sa ra ngoài gây cộm, khó chịu khi ngồi. Cảm giác đau đớn thường dữ dội hơn ở người mắc bệnh trĩ ngoại. Đối với bệnh trĩ nội, hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện thường nhiều hơn. Điều này do các búi trĩ trong ống hậu môn cọ xát với phân khi người bệnh rặn đại tiện.
2. Thuốc chữa bệnh trĩ được chỉ định như thế nào?
Thông thường, sau khi đi khám, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về loại bệnh trĩ, mức độ và phương pháp điều trị hợp lý. Đối với bệnh trĩ còn nhẹ, các loại thuốc sẽ được chỉ định để làm giảm triệu chứng và dần dần loại bỏ trĩ.
Thông thường, có ba nhóm thuốc được kê cho người bệnh. Nhóm thuốc giảm triệu chứng và giảm đau, nhóm thuốc hỗ trợ nhuận tràng và nhóm thuốc hỗ trợ độ bền tĩnh mạch.
2.1. Thuốc chữa bệnh trĩ: giảm triệu chứng và giảm đau
Với cơn đau dữ dội của bệnh trĩ, các loại thuốc được chỉ định sẽ có công dụng giảm đau. Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh trĩ trong nhóm này có chứa các hoạt chất giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau rát thường trực của bệnh. Ngoài ra, thuốc có thể giảm các triệu chứng ngứa ngáy do trĩ (giai đoạn nhẹ) đem lại.
Các bác sĩ sẽ chỉ định theo liều dùng phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng và thời gian sử dụng sao cho hiệu quả được tối ưu.
Tuy nhiên, nhóm thuốc giảm đau giảm triệu chứng thường được lưu ý là chỉ sử dụng liên tiếp trong một khoảng thời gian nhất định. Tác dụng của thuốc cũng phụ thuộc vào cơ địa người bệnh, có những bệnh nhân không đáp ứng điều trị thuốc.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bệnh nhân những loại thuốc có tác dụng sát khuẩn, làm săn chắc cơ hậu môn.
2.2. Thuốc chữa bệnh trĩ: hỗ trợ nhuận tràng
Một số loại thuốc có tác dụng làm mềm phân, giúp người bệnh đi đại tiện dễ hơn cũng được chỉ định cho người bệnh trĩ để tránh táo bón. Táo bón là nguyên nhân cũng là cơn ác mộng đối với người mắc bệnh trĩ. Các loại thuốc thông thường chứa các hoạt chất giúp chống lại tình trạng táo bón để hạn chế nguy cơ đau đớn khi rặn đại tiện. Nhờ đó hạn chế tình trạng trĩ sa ra ngoài.
Thông thường, các loại thuốc này được sử dụng vào buổi sáng để đảm bảo hiệu quả cao.
Bên cạnh sử dụng thuốc nhuận tràng, hỗ trợ đại tiện, người bệnh cũng cần đảm bảo sử dụng đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, cần tăng cường các chất xơ từ rau củ quả để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ và cách điều trị bạn cần biết
Bổ sung chất xơ để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
2.3. Thuốc hỗ trợ độ bền tĩnh mạch
Bên cạnh hai loại thuốc giảm triệu chứng và hỗ trợ đại tiện, bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân thuốc giúp tĩnh mạch đàn hồi hơn, có thể co lại thay vì giãn nở khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Tuy nhiên, trong vòng 15 ngày từ ngày bắt đầu sử dụng mà không thấy hiệu quả từ thuốc thì bệnh nhân nên gặp bác sĩ để xin tư vấn và tìm cách thay thế.
3. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ
– Bệnh trĩ không thể tự khỏi và cũng không thể khỏi nếu như người bệnh tự chữa trị tại nhà. Cần đi khám để được chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh rõ ràng. Sau đó, sử dụng đúng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn theo từng trường hợp bệnh. Tuyệt đối tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng trong đơn thuốc.
– Trước khi muốn dùng bất kỳ loại thuốc dân gian hay các phương pháp khác không trong chỉ định, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tốt hơn cả vẫn nên sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Cần đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh trĩ để không bỏ qua thời điểm “vàng” chữa bệnh. Không để bệnh trĩ nặng rồi mới đi khám, khi này việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
– Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định: nếu búi trĩ đã quá to, không thể điều trị bằng thuốc thì cần phẫu thuật loại bỏ trĩ thay vì chần chừ kéo dài.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ra máu và cách xử lý hiệu quả
Cần can thiệp ngoại khoa khi bệnh đã nặng
– Người bệnh cần kết hợp với ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động. Ngoài ra hãy giảm các thói quen ngồi lâu, đi đại tiện lâu, rặn quá mạnh,…
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn về thuốc chữa bệnh trĩ và những điều cần lưu ý khi sử dụng chúng. Chữa bệnh quan trọng là thời điểm – tính kịp thời. Hãy để ý đến sức khỏe nói chung và sức khỏe hậu môn nói riêng để dễ dàng nhận thấy những bất thường và có phương án điều trị tích cực, phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.