Thuốc Tylenol cần được sử dụng cẩn thận và theo chỉ dẫn để tránh các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc mà người dùng không nên bỏ qua.
Bạn đang đọc: Thuốc Tylenol và lưu ý khi sử dụng
1. Công dụng của thuốc Tylenol
Tylenol, với thành phần chính là acetaminophen, là một loại thuốc phổ biến được sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt.
Hiện nay, các trường hợp đau nhẹ đến vừa đều được chỉ định dùng thuốc này. Cụ thể như sau:
– Đau đầu: Bao gồm đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu nhẹ.
– Đau răng, đặc biệt là trước và sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.
– Đau cơ và đau khớp: Do căng cơ, bong gân, hoặc các vấn đề về khớp như viêm khớp.
– Đau lưng: Các cơn đau lưng cấp tính hoặc mạn tính.
Tylenol cũng được sử dụng để hạ sốt trong các trường hợp như:
– Sốt do cảm lạnh hoặc cảm cúm.
– Sốt sau tiêm chủng.
Tylenol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn phổ biến được sử dụng rộng rãi
2. Một số lưu ý quan trọng
2.1. Dùng thuốc Tylenol quá liều có nguy hiểm?
Việc dùng thuốc Tylenol quá liều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với gan. Acetaminophen – thành phần chính của Tylenol khi dùng ở liều cao có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Theo nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị, người lớn không nên dùng quá 3.000 mg mỗi ngày.
Triệu chứng của quá liều có thể không xuất hiện ngay lập tức. Ban đầu, người dùng có những biểu hiện nhẹ, thoáng qua như:
– Buồn nôn, nôn
– Chán ăn
– Đau bụng
Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng trên có thể tiến triển thành:
– Vàng da
– Nước tiểu sẫm màu
– Lú lẫn
Nếu nghi ngờ bản thân đã dùng quá liều, người dùng hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
2.2. Nếu bỏ lỡ liều thì điều gì xảy ra?
Nếu bỏ lỡ một liều Tylenol, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như bình thường. Không nên tự ý dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. Việc dùng quá nhiều Tylenol trong một khoảng thời gian ngắn có thể tăng nguy cơ ngộ độc acetaminophen và gây tổn thương gan.
Để tránh bỏ lỡ liều, hãy cố gắng thiết lập một lịch trình uống thuốc cụ thể và sử dụng các phương tiện nhắc nhở như báo thức điện thoại hoặc ứng dụng quản lý thuốc.
Nếu quên mất liều thì cần uống ngay khi nhớ ra
2.3. Tác dụng phụ của thuốc Tylenol
Hầu hết mọi người đều sử dụng Tylenol an toàn mà không gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ trong quá trình uống thuốc có thể xảy ra bao gồm:
– Phát ban da
– Ngứa
– Buồn nôn
– Nôn mửa
– Đau bụng bên phải
– Tiêu chảy
Nếu người dụng gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp.
2.4. Tránh làm gì khi đang uống Tylenol?
Nếu không trang bị kỹ những kiến thức về việc dùng thuốc an toàn thì rất có nguy cơ xảy ra dùng thuốc sai cách, tăng nguy cơ gây tổn thương cho một hoặc một vài cơ quan trong cơ thể. Với thuốc Tylenol thì có việc làm gì cần tránh trong quá trình dùng thuốc hay không? Dưới đây là 2 điều nhất định phải tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân:
– Thứ nhất, tránh uống rượu. Đây là việc làm mà người dùng cần đặc biệt lưu ý. Uống rượu nhiều trong thời gian dùng thuốc Tylenol có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
– Thứ hai, người dùng không nên sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau có chứa Acetaminophen. Vì nếu dùng cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Tốt nhất nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị cảm lạnh, dị ứng, giảm đau hoặc thuốc ngủ nào khác.
Tìm hiểu thêm: Công dụng của baclofen trong điều trị bệnh
Không nên uống rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc bởi có thể làm tăng tổn thương gan
2.5. Người lạm dụng rượu có thể tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi dùng Tylenol không?
Người lạm dụng rượu có nguy cơ cao bị tổn thương gan khi dùng Tylenol. Rượu và acetaminophen đều được chuyển hóa qua gan, và sự kết hợp của chúng có thể làm tăng gánh nặng cho gan, dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu hàng ngày hoặc uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc acetaminophen và tổn thương gan.
Đối với những người thường xuyên uống rượu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Tylenol. Bác sĩ có thể khuyến nghị liều lượng thấp hơn hoặc thay thế bằng một loại thuốc giảm đau khác ít gây hại cho gan hơn.
3. Người dùng thuốc khi nào cần gọi cho bác sĩ?
Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy mình thuộc một trong những trường hợp dưới đây cần báo ngay cho bác sĩ:
– Sốt cao liên tục hoặc sốt tái phát sau 3 ngày sử dụng thuốc. Vì cơn sốt không cắt kể cả đã áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc thì có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được đi khám và điều trị thích hợp.
– Sau 7 ngày sử dụng (ở người lớn) hoặc 5 ngày (ở trẻ em) nhưng vẫn còn đau. Tình trạng đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị.
– Da xuất hiện tình trạng phát ban, nhức đầu liên tục, buồn nôn, nôn, mẩn đỏ hoặc sưng tấy;
– Các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng mới nào.
>>>>>Xem thêm: Eperisone: Thuốc giãn cơ phổ biến và thông dụng
Nếu sốt cao liên tục hoặc tái phát sốt sau 3 ngày dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn, điều chỉnh biện pháp phù hợp
Tylenol là một loại thuốc hiệu quả và an toàn khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc dùng quá liều hoặc không tuân thủ hướng dẫn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với gan. Để đảm bảo an toàn, người dùng cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, tránh dùng cùng các thuốc khác có chứa acetaminophen và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt như lạm dụng rượu. Bằng cách này, người dùng có thể đạt được hiệu quả cao trong việc dùng thuốc mà không gặp phải các rủi ro không mong muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.