Đau vùng thượng vị dạ dày là đau ở đâu? Triệu chứng và nguyên nhân gây ra đau thượng vị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để giúp bạn sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và mau chóng thoát khỏi căn bệnh này nhé.
Bạn đang đọc: Thượng vị dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Thượng vị dạ dày là gì? Đau vùng thượng vị dạ dày là ở đâu?
Thượng vị dạ dày nằm ở vị trí giữa hai bên xương sườn, dưới xương ức và tr phía trên của ổ bụng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy được vị trí này khi sờ vào khu vực phình ra ở bụng trên.
Đau thượng vị dạ dày là cảm giác đau âm ỉ, đau nhói hay quặn thắt ở khu vực bụng dưới tới sườn. Cơn đau còn có thể lan từ vùng bụng ra phía đằng sau lưng.
Những thời điểm thông thường mà người bệnh sẽ cảm thấy bị đau ở vùng thượng vị:
– Lúc đói: Khi đó dạ dày không chứa thức ăn khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, từ đó gây tổn thương và người bệnh sẽ có cảm giác đau quặn ở ổ bụng.
– Sau khi ăn: Những ổ viêm loét đc hình thành do axit trong dạ dày gây ra trong thời gian dài. Và trong quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ ma sát với những vết thương này. Khiến người bệnh bị đau ở vùng thượng vị.
– Đau về ban đêm: Cơ thể hoạt động vào thời điểm về ban đêm lúc 1 – 2 giờ sáng sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị. Lúc này axit dạ dày gây ra tình trạng đau thượng vị ở người bệnh.
Thượng vị dạ dày nằm ở vị trí giữa hai bên xương sườn, dưới xương ức và tr phía trên của ổ bụng
2. Triệu chứng khi đau thượng vị dạ dày
Những cơn đau vùng thượng vị sẽ đa phần đi kèm theo một số triệu chứng như sau:
– Đau theo từng cơn: Những cơn đau sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và lặp lại nhiều đợt trong ngày. Cơn đau co thắt từ rốn lan ra phía sau lưng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
– Buồn nôn, ợ hơi: Dạ dày liên tục tiết axit gây ra áp lực ở ổ bụng khiến người bệnh bị đau đi kèm với triệu chứng buồn nôn, ợ hơi.
– Đau âm ỉ: Những cơn đau bụng thượng vị âm ỉ sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút tuy nhiên thường xuyên lặp lại. Đặc biệt sẽ đau hơn khi vận động mạnh, ăn quá no hoặc quá đói.
– Nóng rát vùng thượng vị: Quá trình tiết dịch vị dạ dày, tiêu hoá thức ăn khiến vùng thượng vị sẽ có cảm giác nóng rát.
– Đau nhói, đau quặn: Vị trí bụng dưới thường sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, đau quặn thường xuyên. Những cơn đau không kéo dài quá lâu khiến người bệnh chủ quan không điều trị sớm.
– Chướng bụng, khó tiêu, đi ngoài liên tục: Việc rối loạn chức năng tiêu hoá khiến người bệnh thường xuyên gặp những dấu hiệu như tức bụng, đầy hơi hoặc bị đi ngoài.
3. Một số nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày
3.1. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích
Thường xuyên uống rượu, hút thuốc khiến làm tăng quá trình bài tiết pepsin và thúc đẩy trào ngược dạ dày. Đồng thời việc sử dụng chất kích thích khiến não bộ tiết ra cortisol gián tiếp làm dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn.
Trong dạ dày bên cạnh việc tiết axit để tiêu hoá thức ăn nó còn tiết chất nhầy, prostaglandin nhằm tái tạo tế bào và làm lành vết loét. Tuy nhiên thói quen sử dụng chất kích thích thường xuyên sẽ làm ngăn cản hoạt động này, đồng thời còn khiến lưu lượng máu trong niêm mạc dạ dày bị giảm đi.
Thường xuyên uống rượu, hút thuốc khiến làm tăng quá trình bài tiết pepsin và thúc đẩy trào ngược dạ dày
3.2. Đau thượng vị dạ dày do trào ngược dịch vị
Do chức năng tiêu hoá bị rối loạn khiến dạ dày liên tục tiết dịch vị dẫn đến tăng áp lực ổ bụng. Người bị đau vùng thượng vị sẽ thường xuyên có cảm giác đầy hơi, chướng bụng và trào ngược.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho cổ họng bị rát, vùng ngực bị đau nhức, nuốt khó, ho khan.
3.3. Thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày gây hại cho thượng vị
Thức quá khuya, bỏ bữa, ăn quá no, ăn vào ban đêm… khiến quá trình tiêu hoá bị rối loạn, thức ăn bị ứ đọng làm cho dạ dày liên tục phải tiết ra axit.
Tình trạng này nếu kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng tới các vị trí khác của bộ phận tiêu hóa, hình thành những cơn đau vùng thượng vị, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
3.4. Không dung nạp Lactose
Lactose là chất có trong các sản phẩm từ sữa. Cơ thể nếu không dung nạp được lactose sẽ khiến dạ dày không thể tiêu hoá, gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em
Cơ thể nếu không dung nạp được lactose sẽ khiến dạ dày không thể tiêu hoá, gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi
3.5. Đau thượng vị dạ dày do một số bệnh lý khác
Do vị trí thượng vị liên quan tới rất nhiều bộ phận tiêu hoá. Do vậy mà cơn đau vùng thượng vị có thể gây ra bởi một số bệnh lý như:
– Hẹp môn vị.
– Viêm loét dạ dày tá tràng.
– Viêm tuỵ.
– Viêm đại tràng.
– Các bệnh về gan (ví dụ như: áp xe gan, viêm gan).
– Sỏi mật, viêm đường mật.
– Thủng dạ dày.
– Thoát vị cơ hoành.
– Người mắc bệnh tim mạch.
– Một số phụ nữ đang mang bầu.
4. Khi đau vùng thượng vị dạ dày cần phải làm gì? Khi nào phải đi khám?
Điều đầu tiên khi xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị thì người bệnh cần uống một ly nước ấm. Nếu kèm theo triệu chứng tiêu chảy, đau bụng dưới thì pha thêm một chút gừng để uống. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng co thắt và làm dịu cơn đau. Sau đó người bệnh nên nằm nghỉ và theo dõi những triệu chứng xảy ra tiếp theo.
Khi các cơn đau đột ngột, dữ dội xảy ra liên tục trong nhiều giờ và kèm theo một số triệu chứng sau thì cần phải đi khám ngay:
– Tức ngực, khó thở.
– Đau vùng thượng vị, sau đó lan sang những bộ phận khác.
– Nôn ra máu.
– Sốt cao.
– Đi đại tiện phân lẫn máu hoặc có màu đen.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em – cách nhận biết
Khi các cơn đau đột ngột, dữ dội xảy ra liên tục trong nhiều giờ và kèm theo một số triệu chứng sau thì cần phải đi khám ngay
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quát về thượng vị dạ dày để giúp người bệnh có thể hiểu rõ hơn. Nếu bạn cũng đang gặp những triệu chứng đau vùng thượng vị thì cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.