Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy người thường xuyên bị nhiệt miệng cần khắc phục vấn đề này như thế nào?

Bạn đang đọc: Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

1. Lý giải vấn đề nhiệt miệng kéo dài

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét nhỏ, nông ở mô mềm trong miệng như môi, trong má, nướu,… Vết loét có thể hình tròn hoặc hình oval, màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ. Nhiệt miệng không lây lan, dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu bệnh kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, chúng ta cần xem xét lại để có cách xử lý triệt để.

1.1. Thường xuyên bị nhiệt miệng do đâu gây nên?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khá đa dạng, có thể xuất phát bên trong hoặc ngoài cơ thể. Điển hình là một số lý do như:

Các tổn thương do tác động vật lý

Khi ăn uống, nói chuyện thường ngày, ta hay vô tình tác động vào mô mềm trong khoang miệng như cắn nhầm. Điều này khiến mô bị tổn thương, kết hợp với các vi khuẩn trong miệng dần phát triển thành vết loét.

Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khá đa dạng, có thể xuất phát bên trong hoặc ngoài cơ thể

Chế độ ăn uống “nóng”

Một trong những nguyên do điển hình gây nên nhiệt miệng là bệnh nhân ăn đồ cay nóng, đồ nhiều tinh bột thường xuyên. Nó gây nên chứng nóng trong, loét miệng, khô miệng, đỏ rát lưỡi, hôi miệng,… Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu vitamin và dưỡng chất như sắt, kẽm, axit folic cũng khiến cơ thể “nhiệt”.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Sai lầm trong chăm sóc răng có thể đến từ chọn lựa bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp, hoặc cách cách chải răng chưa đúng. Khi dùng quá lực, bàn chải thô cứng có thể gây tổn thương khoang miệng, gây ra các vết loét.

Nội tiết tố rối loạn

Thông thường trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, nội tiết tố của nữ giới bị rối loạn, khó điều hòa. Theo đó gan, thận bị tích tụ lại khí âm, gây nóng trong và loét miệng.

Suy giảm chức năng gan

Khi hoạt động của gan bị ảnh hưởng, khả năng thải độc giảm khiến chất độc tích tụ lại ở niêm mạc miệng, dần vỡ ra và trở thành vết nhiệt.

Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

Khi dùng quá lực, bàn chải thô cứng có thể gây tổn thương khoang miệng, gây ra các vết loét

Suy giảm hệ miễn dịch

Lúc này, virus vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, loét miệng.

Các yếu tố khác

Những nguyên do mang tỷ lệ gây nhiệt miệng thấp hơn như:

– Yếu tố di truyền

– Suy giảm miễn dịch HIV/AIDS

– Viêm ruột, viêm loét đại tràng

– Các bệnh lý về răng miệng

1.2. Nhiệt miệng kéo dài có gây nguy hiểm gì không?

Đa số trường hợp bị nhiệt miệng đều đơn giản, không quá nghiêm trọng. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc khi người bệnh dùng những biện pháp chữa tự nhiên. Tuy nhiên quá trình bị nhiệt lại gây ra nhiều vấn đề. Bệnh nhân gặp khó ăn khi ăn uống, giao tiếp, luôn thấy đau, rát miệng, mệt mỏi.

Nếu chứng nhiệt miệng tái phát nhiều lần, có thể bạn đã mắc loét miệng mạn tính. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác, nghiêm trọng hơn là sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa,…

Do vậy khi có biểu hiện loét miệng thời gian dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để có phương án xử lý triệt để.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật ở trẻ an toàn, đúng cách

Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

Rối loạn tiêu hóa khiến miệng loét kéo dài

2. Cách điều trị và phòng ngừa cho người thường xuyên bị nhiệt miệng

Do không biết rõ nhiệt miệng gây nên bởi lý do gì, nên người bệnh thường được khuyến cáo tới gặp bác sĩ và thăm khám cẩn thận. Từ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ mới chỉ định các phương pháp chữa phù hợp. Cách phổ biến thường thấy là thay đổi chế độ sống hoặc dùng thuốc.

2.1. Phòng và chữa bệnh nhiệt miệng

Như đã nói, nhiệt miệng là vấn đề không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xử lý tại nhà hoặc phòng ngừa chỉ bằng việc thay đổi những thói quen sống hàng ngày thật khoa học.

Về dinh dưỡng

Người bị nhiệt cần tránh xa các thức ăn cay, nóng, mặn, thực phẩm chứa axit. Chúng khiến vết loét miệng thêm nặng hơn. Bệnh nhân cũng nên bổ sung đủ nước để thanh lọc và làm mát gan cũng như toàn cơ thể.

Thường xuyên bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?

>>>>>Xem thêm: Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

gười bị nhiệt cần tránh xa các thức ăn cay, nóng, mặn, thực phẩm chứa axit

Về cách chăm sóc răng

Ngoài việc đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách, súc miệng nước muối thường xuyên cũng giúp sát khuẩn vết loét và giảm đau. Sử dụng nước muối súc hàng ngày cũng giúp bạn phòng tránh các bệnh về răng miệng và hô hấp.

Về bảo vệ sức khỏe

Để phòng ngừa nhiệt miệng nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, bác sĩ luôn khuyến cáo mỗi người nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kịp thời phát hiện và xử lý vấn đề. Thông qua kết quả khám, bác sĩ cũng dễ dàng tư vấn lời khuyên phù hợp với thể trạng từng người.

2.2. Thuốc cho người thường xuyên bị nhiệt miệng

Nếu chứng nhiệt miệng của bệnh nhân kéo dài dai dẳng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc gồm kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc bôi kháng viêm. Ngoài ra, các loại vitamin cũng cần được bổ sung. Thuốc Corticosteroid chỉ được chỉ định khi vết loét trở nặng. Tuy nhiên nó mang nhiều tác dụng phụ nên không được sử dụng nhiều.

Dù là thuốc gì, bệnh nhân cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng để tránh hệ quả không đáng có.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhưng hữu ích giúp mỗi thành viên trong gia đình có thêm hiểu biết và cách xử lý với chứng loét miệng phổ biến. Hy vọng mọi người có thể áp dụng đúng, chủ động khắc phục được bệnh lý “đời sống” này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *