Thủy đậu nổi nhiều ở mặt trẻ cần được xử trí thật cẩn thận

Thủy đậu nổi nhiều ở mặt trẻ khi mắc bệnh là tình trạng bình thường, phổ biến. Hơn thế, nốt thủy đậu còn có thể mọc ở niêm mạc lưỡi và miệng khiến trẻ rất đau và khó chịu. Nếu bố mẹ không chăm sóc tốt, để trẻ gãi gây vỡ hay trầy xước nốt thủy đậu thì nhiễm trùng, thậm chí biến chứng nặng có thể xảy ra. Sau khi đã khỏi bệnh, nốt mụn thủy đậu có thể để lại sẹo sâu vĩnh viễn trên mặt hay cơ thể của trẻ.

1. Cho trẻ mắc thủy đậu đi khám bác sĩ sớm

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em.

Trẻ nhỏ có thể mắc thủy đậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song, từ tháng 2 – tháng 6 là thời điểm virus thủy đậu dễ lây lan mạnh và bùng thành dịch. Công viên, trường học hay mẫu giáo đều là những môi trường thuận lợi để virus thủy đậu lây lan và bùng thành dịch.

Trẻ có thể dễ dàng bị lây bệnh thủy đậu khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải virus thủy đậu vương trong không khí hoặc khi tiếp xúc với đồ vật có dính giọt bắn chứa virus thủy đậu của người bệnh.

Mọi trẻ mắc thủy đậu đều sẽ phải trải qua đủ 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Ở giai đoạn đầu tiên là ủ bệnh, trẻ gần như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Việc phát hiện bệnh khi này là rất khó. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ mắc thủy đậu sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sốt hay sưng hạch. Càng về sau, các dấu hiệu, triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ càng rõ hơn.

Thủy đậu nổi nhiều ở mặt trẻ cần được xử trí thật cẩn thận

Hãy cho trẻ nghi mắc thủy đậu đi khám bác sĩ sớm

Việc bố mẹ quan sát dấu hiệu để phát hiện, nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ có ý nghĩa quan trọng. Nhờ đó, trẻ sẽ được chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh sớm, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh trở nặng.

Khi phát hiện trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho bé tới khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín. Mục đích là để bé được xác định chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, mau khỏi bệnh và sớm phục hồi.

2. Cho bé uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng lành tính, không nguy hiểm. Do đó, sau khi khám bệnh, hầu hết trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Việc của bố mẹ cần làm là phải phối hợp tốt với bác sĩ bằng cách cho con uống thuốc đúng chỉ định, nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hiện nay, bệnh thủy đậu ở trẻ chưa có thuốc đặc trị. Vì thế trẻ mắc thủy đậu sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị triệu chứng. Dựa vào các dấu hiệu bé gặp phải, trẻ sẽ được kê các thuốc phù hợp như: thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, bổ sung vitamin… Một số trường hợp trẻ mắc thủy đậu bị sốt, thiếu hụt nước và điện giải sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc bù điện giải.

Trường hợp trẻ ngứa nhiều, bố mẹ muốn cho con uống thuốc giảm triệu chứng này cần hỏi qua ý kiến bác sĩ. Mọi thuốc trẻ mắc thủy đậu uống đều nên có chỉ định từ bác sĩ để tránh trường hợp bé bị tác dụng phụ từ thuốc khiến bệnh nặng hơn.

3. Không cho trẻ gãi các nốt thủy đậu nổi nhiều ở mặt và các vùng da khác

Trẻ mắc thủy đậu khi bước sang giai đoạn toàn phát, các nốt ban đỏ sẽ chuyển thành nốt mụn nước với kích thước to lên. Mụn nước mọc lan khắp cơ thể, thậm chí nốt thủy đậu nổi nhiều ở mặt hay mọc cả trong niêm mạc lưỡi và miệng khiến bé đau và ngứa nhiều. Khi này, trẻ thường có xu hướng gãi để bớt ngứa. Song, hành động này vô cùng nguy hiểm.

Lý do là bởi khi trẻ gãi, các nốt mụn nước thủy đậu trên mặt hay trên người có thể vỡ ra gây bội nhiễm. Nghiêm trọng hơn, các nốt thủy đậu khi bị vỡ sẽ gây chảy máu bên trong, dẫn đến biến chứng nặng là nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Hoặc ở giai đoạn hồi phục, việc trẻ gãi vào các nốt thủy đậu đang khô lại có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo sâu trên da vĩnh viễn không hồi phục.

Thủy đậu nổi nhiều ở mặt trẻ cần được xử trí thật cẩn thận

Tuyệt đối không để trẻ gãi thủy đậu nổi nhiều ở mặt hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể

Ngoài ra, việc trẻ mắc thủy đậu nếu không được chăm sóc và điều trị tốt, đặc biệt là trong giai đoạn toàn phát và hồi phục, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm trùng da tại vị trí xuất hiện mụn nước: Đây là biến chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở mức độ nhẹ và hiếm khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, biến chứng này có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ khi lớn lên.

– Nhiễm trùng huyết: Nếu các nốt thủy đậu bị vỡ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua mụn nước, gây ra nhiễm trùng trong huyết quản.

– Biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não, viêm màng não… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Thậm chí, các biến chứng này có có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

– Zona thần kinh: Sau khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi, virus thủy đậu vẫn có thể tồn tại trong các hạch thần kinh ở trạng thái bất hoạt (ngủ đông). Những siêu vi này có thể tái hoạt động và gây bệnh zona sau 10, 20 hoặc thậm chí 30 năm, nhất là vào các thời điểm sức đề kháng của trẻ bị suy yếu hoặc có bệnh nền.

Như vậy, để trẻ mắc thủy đậu không xảy ra biến chứng nặng, nguy hiểm, các bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc, ở bên con nhiều hơn. Đặc biệt, bố mẹ cần giữ để bé tuyệt đối không gãi các nốt thủy đậu nổi nhiều ở mặt.

4. Áp dụng chế độ chăm sóc khoa học để cơ thể bé nhanh hồi phục

Thủy đậu nổi nhiều ở mặt trẻ cần được xử trí thật cẩn thận

Hãy chăm sóc trẻ mắc thủy đậu cẩn thận, khoa học để bé sớm hồi phục

Bố mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm giúp trẻ mắc thủy đậu mau hồi phục hơn. Dưới đây là một số gợi ý về cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo:

– Cho bé ăn đủ bữa. Các bữa ăn nên đường cân bằng dinh dưỡng với cả 4 nhóm chất: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ đau miệng, mệt mỏi, chán ăn, thì bố mẹ hãy ưu tiên chế biến thức ăn dạng lỏng và chia nhỏ thành nhiều bữa mỗi ngày.

– Trẻ mắc thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể và thay đồ thường xuyên để giữ da sạch sẽ, thông thoáng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

– Hãy cho bé mắc thủy đậu uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã bị hao hụt nhiều khi ốm.

– Nên cho bé mắc thủy đậu mặc quần áo mềm, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt để hạn chế chà xát lên các nốt thủy đậu.

Dù tỉ lệ rất thấp nhưng trẻ mắc thủy đậu vẫn có nguy cơ bị tái lại. Do đó để bảo vệ con khỏi bệnh thủy đậu, bố mẹ nên cân nhắc cho bé tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sau khi đã khỏi bệnh. Trường hợp các bé chưa từng mắc thủy đậu thì càng nên tiêm vắc xin dự phòng. Bởi đây hiện là biện pháp ngừa thủy đậu hiệu quả nhất cho cả trẻ em lẫn người lớn. Mọi thắc mắc về vắc xin phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ, bố mẹ hãy liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được tư vấn tận tình và chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *