Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu bé mắc bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết hơn về dấu hiệu và cách điều trị bệnh thủy đậu ở bé sơ sinh nhé.
Bạn đang đọc: Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu và cách điều trị
1. Thủy đậu ở trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe, phụ huynh chớ chủ quan
Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, phụ huynh chớ chủ quan.
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm lành tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là đối tượng trẻ em. Nguyên nhân chính do sự lây lan, tấn công của virus Varicella Zoster vào cơ thể trẻ.
Theo chuyên gia, dù rất ít gặp nhưng trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm thủy đậu khi có tiếp xúc với nguồn lây bệnh. So với các đối tượng khác, trẻ sơ sinh mắc thủy đậu tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe hơn. Lý do là bởi sức đề kháng của các bé sơ sinh còn rất yếu, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi…
Trẻ sơ sinh có thể bị mắc bệnh thủy đậu theo 2 đường lây truyền cơ bản gồm:
– Lây truyền từ mẹ sang cho thai nhi: Trường hợp này có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc thủy đậu trong thời gian mang thai, thai nhi bị lây nhiễm mầm bệnh thủy đậu. Sau sinh, trẻ có thể phát bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.
– Lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc da: Trường hợp này có thể xảy ra khi người mẹ bị nhiễm thủy đậu cho con bú hoặc trẻ sơ sinh có tiếp xúc gần với người bị mắc thủy đậu.
Lưu ý rằng, việc mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu trong thời gian mang thai không chỉ truyền mầm bệnh sang con mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức cho thai nhi: hội chứng đầu nhỏ, dị dạng ở sợ, đa dị tật ở tim… Do đó, các mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe của mình cẩn thận hơn trong suốt thời gian mang thai để bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.
2. Những dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Khi bị virus gây bệnh thủy đậu tấn công và gây bệnh, cơ thể bé sơ sinh sẽ dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Đây chính là dấu hiệu nhận biết giúp phụ huynh có thể phát hiện sớm bệnh của con.
Thông thường, trẻ sơ sinh bị mắc thủy đậu sẽ phải trải qua thời gian ủ bệnh từ 10 – 20 ngày. Sau đó, khi chuyển qua giai giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của bệnh thủy đậu sẽ dần xuất hiện và ngày càng rõ ràng hơn:
– Bé sơ sinh sốt cao từ 38,5 – 39,5 độ C, mệt mỏi, quấy khóc nhiều;
– Bé có biểu hiện bị ngứa toàn thân, xuất hiện nốt ban đỏ trên mặt, dần lan xuống bụng và toàn cơ thể. Sau đó, các nốt ban đỏ sẽ phát triển thành mụn nước – triệu chứng đặc trưng ở mọi trẻ bị thủy đậu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ và dấu hiệu nhận biết
Các nốt ban đỏ sẽ phát triển thành mụn nước – triệu chứng đặc trưng ở mọi trẻ bị thủy đậu.
Hiện nay, có nhiều bệnh lý ở trẻ (sởi, sốt phát ban…) có thể kéo theo triệu chứng nổi ban đỏ. Tuy nhiên, nốt ban ở trẻ mắc thủy đậu khi mới xuất hiện có màu ửng đỏ, hình hạt đậu, gây ngứa nhiều, về sau sẽ dần căng phồng lên như nốt bỏng, bên trong có chứa dịch trắng đục. Trong khi đó nốt ban ở trẻ mắc bệnh sởi sẽ có màu đậm hơn, dạng sần, nổi gồ nhẹ bên ở trên bề mặt da. Hoặc như nốt ban trên da trẻ bị sốt phát ban thì lại có màu hồng hoặc đốm đỏ, xuất hiện khắp cơ thể mà không bất cứ thứ tự nào.
3. Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu cho các bé sơ sinh
3.1. Cho trẻ sơ sinh nghi mắc thủy đậu đi khám bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ 3 tuổi có nên cắt amidan?
Trẻ sơ sinh nghi mắc thủy đậu nên được đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp
Như đã khẳng định, thủy đậu ở trẻ sơ sinh là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe, do đó khi quan sát thấy trẻ có biểu hiện nghi mắc thủy đậu, phụ huynh nên sớm cho con đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI, bé sẽ được bác sĩ chuyên môn khám, chỉ định các kiểm tra cần thiết để xác định bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng nặng có thể xảy ra.
3.2. Cho bé sơ sinh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh mắc thủy đậu đều có thể được điều trị tại nhà theo phác đồ chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp này, phụ huynh cần chú ý cho con uống thuốc đầy đủ như bác sĩ dặn nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số thuốc thường dùng để hỗ trợ điều trị cho bé thủy đậu gồm:
– Thuốc kháng virus: dùng để diệt trừ “thủ phạm” gây bệnh thủy đậu ở trẻ
– Thuốc hạ sốt: dùng khi bé thủy đậu sốt cao > 38,5 độ. Để gia tăng hiệu quả, khi bé sốt cao, mẹ có thể dùng khăn ấm lau các vùng trán, bẹn và nách cho con.
– Thuốc kháng sinh: chỉ dùng khi trẻ sơ sinh mắc thủy đậu xảy ra bội nhiễm.
– Thuốc giảm ngứa: một số trường hợp bé thủy đậu ngứa nhiều sẽ được bác sĩ cân nhắc kê thêm thuốc này.
Lưu ý rằng, trẻ sơ sinh là đối tượng sức khỏe còn non, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con. Mọi thuốc bé sơ sinh uống đều cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn cho sức khỏe của trẻ.
3.3. Phối hợp chăm sóc, vệ sinh cẩn thận để điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc cho trẻ sơ sinh mắc thủy đậu uống thuốc đầy đủ, phụ huynh cần chú ý chăm sóc, vệ sinh cho con cẩn thận để bệnh của bé nhanh khỏi và ngừa biến chứng có thể xảy ra:
– Nên tăng cữ bú và thời gian bú cho bé sơ sinh trong thời gian con mắc thủy đậu, nhằm bù đắp lượng nước và điện giải cơ thể bé đã bị hao hụt. Hơn thế trong sữa mẹ còn chứa chất đề kháng giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh rất tốt.
– Tắm rửa nhẹ nhàng và thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Việc kiêng tắm cho bé thủy đậu là không nên vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu cơ thể bé không được vệ sinh sạch sẽ.
– Bố mẹ, người chăm sóc cần luôn ở bên trẻ, ngăn không cho bé gãi nốt thủy đậu để tránh hệ quả nhiễm trùng có thể xảy ra.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp dấu hiệu và cách điều trị thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bé sơ sinh mắc thủy đậu tại nhà, nếu thấy con xuất hiện triệu chứng bất thường như: sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, mụn nước chảy máu, li bì, co giật… phụ huynh hãy đưa con đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.