Tính cho đến nay, tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm khác do vi rút HPV gây ra. Đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin HPV là nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, không phân biệt đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Nếu phụ nữ tiêm HPV sau 26 tuổi có được không? Hiệu quả đạt được như thế nào? Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc của bạn.
Bạn đang đọc: Tiêm hpv sau 26 tuổi có được không? Hiệu quả đạt được như thế nào?
1. Vắc xin HPV giúp phòng bệnh gì?
Vi rút HPV là vi rút có thể tồn tại và phát triển âm thầm trong cơ thể mà không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Chúng có tới hơn 140 tuýp đã được phát hiện ở người, trong đó khoảng 40 tuýp có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật, thậm chí là cả miệng và họng gây lên nhiều bệnh nguy hiểm.
Tiêm vắc xin HPV giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do vi rút HPV (Human papilloma virus) gây ra:
– Ung thư cổ tử cung (căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam)
– U nhú bộ phận sinh dục
– Sùi mào gà do vi rút sinh u nhú HPV
– Liên quan đến các ung thư khác như ung thư ở tế bào gai của hậu môn, ung thư âm đạo, âm hộ, ung thư dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.
Tiêm HPV giúp phòng những bệnh do vi rút HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư khác ở bộ phận sinh dục
Ngoài ra, tiêm vắc xin HPV cũng là cách tốt để phòng ngừa tái nhiễm HPV đối với người từng nhiễm vi rút HPV.
2. Tiêm HPV sau 26 tuổi có được không? Hiệu quả đạt được như thế nào?
Tại Việt Nam vắc xin phòng HPV – Gardasil được khuyến cáo sử dụng cho những người từ 9 đến 26 tuổi, không phân biệt đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Nếu bạn sau 26 tuổi và chưa nhiễm HPV đang có nhu cầu tiêm vắc xin thì vẫn có thể thực hiện được nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng tiêm đúng độ tuổi.
Tổ chức ACIP (Ủy ban tư vấn tiêm chủng Hoa Kỳ) khuyến cáo người tiêm hpv sau 26 tuổi nên thực hiện khám lâm sàng và trao đổi với bác sĩ để xem xét mức độ cần thiết là phát huy công dụng của vắc xin.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ khái niệm, vai trò của huyết thanh SAT
Tiêm HPV sau 26 tuổi bạn nên khám và trao đổi với bác sĩ để xem xét mức độ cần thiết và công dụng phát huy của vắc xin
Nếu bạn trên 26 tuổi và thuộc một trong những đối tượng dưới đây, cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi tiêm chủng.
– Phụ nữ đang mang thai (mặc dù vắc xin HPV có vẻ an toàn cho cả mẹ và thai nhi nhưng mẹ cũng không nên tiêm vắc xin HPV trong thời điểm này).
– Người bị dị ứng nặng với latex (có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với những chất trong mủ tự nhiên: găng tay cao su, bao cao su,…).
– Người bị dị ứng với nấm men.
– Người từng có phản ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.
– Người từng bị phản ứng nghiêm trọng ở lần tiêm HPV trước đó.
3. Lịch tiêm phòng vắc xin HPV
Hiện nay ở Việt nam đang lưu hành 2 loại vắc xin HPV là vắc xin Gardasil và Gardasil 9 (xuất xứ: Mỹ).
Vắc xin Gardasil giúp bảo vệ khỏi HPV chủng 16,18,6 và 11 gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn, mụn cóc sinh dục. Liều tiêm gồm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai 4 tháng.
Vắc xin Gardasil 9 giúp phòng 9 chủng vi rút HPV, bao gồm các chủng 16,18,6,11,31,33,45,52,58. Vắc xin Gardasil 9 mở rộng đối tượng bảo vệ cho cả nam giới và nữ giới. Liều tiêm gồm 3 mũi, mũi tiêm thứ hai và/hoặc mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu tiên > 1 năm.
4. Một số lưu ý khi đi tiêm vắc xin HPV sau 26 tuổi
– Bạn nên thực hiện khám phụ khoa, làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm vắc xin HPV. Nếu đủ điều kiện tiêm ngừa, bạn cần tiêm đầy đủ mũi theo đúng lịch trình để đảm bảo thuốc có hiệu lực tốt nhất.
– Trong quá trình tiêm ngừa nếu bị tiêm muộn hơn so với lịch tiêm, bạn cần bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
– Cũng giống như tiêm bất cứ loại vắc xin nào, sau khi tiêm vắc xin HPV bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như quầng đỏ chỗ tiêm, sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn,…
– Tiêm phòng HPV không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Vì thế sau tiêm bạn vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, thực hiện quan hệ tình dục an toàn để có thể phòng tránh các bệnh do HPV gây ra tốt nhất.
– Đồng thời bạn cũng vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời các loại bệnh phụ khoa, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư các cơ quan bộ phận sinh dục. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn thì khả năng tử vong cao.
– Lựa chọn tiêm chủng ở những cơ sở tiêm chủng uy tín để được đảm bảo về nguồn gốc vắc xin và được phản ứng kịp thời trong trường hợp có tác dụng phụ xảy ra.
Phòng tiêm chủng TCI – Hàng ngàn khách hàng tin tưởng và an tâm
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm phòng trẻ em từ 2 tháng – 1 tuổi: Bảo vệ 14 bệnh
Tiêm chủng HPV tại Thu Cúc TCI
– Tại Thu Cúc TCI, 100% khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ tiêm chủng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được theo dõi kỹ trước trong và sau tiêm chủng.
– Vị trí nằm trong khuôn viên phòng khám đa khoa Thu Cúc TCI sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử lý các trường hợp gặp phản ứng nặng (nếu có).
– Vắc xin đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, được bảo quản trong đủ đông hiện đại đạt chuẩn ISO 9001:2008
Nếu có nhu cầu tư vấn và thực hiện tiêm chủng HPV tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.