Thời điểm nên tiêm, có được lựa chọn vắc xin hay không, tác dụng phụ sau tiêm có nguy hiểm không,… là những thắc mắc thường gặp về tiêm ngừa vắc xin phế cầu hiện nay.
Bạn đang đọc: Tiêm ngừa vắc xin phế cầu và những điều cần biết
1. Khi nào nên tiêm ngừa vắc xin phế cầu?
Phế cầu khuẩn thường trú ngụ tại vùng mũi, họng ở người và không có triệu chứng. Tỉ lệ mắc bệnh phế cầu ở trẻ em cao hơn hẳn so với người lớn. Người mang phế cầu khuẩn có thể lây lan bệnh cho người khác thông qua con đường hô hấp.
Khi phế cầu xâm nhập vào các cơ quan sẽ gây ra:
– Viêm phổi
– Viêm màng não
– Nhiễm trùng huyết do đi vào máu
Trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ quan quan trọng như não thì người bệnh đối diện tỉ lệ tử vong cao. Nếu trẻ em hay người có bệnh nền sẵn từ trước mắc phải thì bệnh càng nghiêm trọng và càng dễ tử vong
Do đó, việc tiêm ngừa phế cầu là rất cần thiết trong việc bảo vệ, ngăn chặn bệnh phế cầu tấn công. Mỗi người chủ động tiêm phòng sẽ góp phần tạo nên miễn dịch cộng đồng, nhất là nơi có mật độ dân cư đông, gia đình có trẻ nhỏ hay người già chưa được tiêm chủng.
Bệnh do phế cầu gây ra rất nguy hiểm nên cần phòng ngừa càng sớm càng tốt. Khi được tiêm phòng đủ liều và đúng lịch thì hiệu quả bảo vệ cao, tạo đáp ứng để chống lại bệnh trước khi có khả năng mắc bệnh. Do đó, trẻ đủ 6 tuần tuổi có thể bắt đầu thực hiện phác đồ tiêm ngừa vắc xin phế cầu. Còn với trường hợp trẻ hay người lớn chưa được chủng ngừa trước đó thì cần thực hiện ngay, không chờ đợi, chần chừ.
Trẻ đủ từ 6 tuần tuổi có thể thực hiện tiêm vacxin phế cầu
2. Ai nên và không nên tiêm ngừa?
2.1. Đối tượng nên tiêm ngừa vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu được khuyến cáo tiêm ở những đối tượng sau:
– Trẻ dưới 5 tuổi: Đây là đối tượng dễ mắc bệnh và chịu ảnh hưởng nặng nề nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
– Người có sẵn bệnh mạn tính, hệ miễn dịch yếu như: bệnh tim mạch, gan, phổi, thận, đái tháo đường, ung thư.
– Người cao tuổi (trên 65 tuổi), nhất là người chưa có lịch sử tiêm chủng phế cầu
– Người thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh như: nhân viên y tế, thành viên trong gia đình,…
2.2. Đối tượng không nên tiêm ngừa vắc xin phế cầu
Phụ nữ mang thai là đối tượng không nên thực hiện tiêm ngừa vacxin phế cầu khuẩn. Chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện tiêm ngừa trước hoặc sau thai kỳ. Nếu bạn có dự định mang thai thì tốt nhất nên chủ động tiêm ngừa trước đó. Vắc xin tiêm trước thai kỳ sẽ giúp mẹ truyền kháng thể thụ động sàng thai nhi, giúp trẻ phòng bệnh trong thời gian đầu chưa đủ tuổi chủng ngừa.
Sau khi hoàn tất phác đồ tiêm chủng, bạn có thể mang thai ngay mà không cần kiêng cữ. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện mang thai ngay sau khi tiêm thì bạn cũng đừng nên lo lắng quá. Hãy thật bình tĩnh và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Thông tin vắc xin VAT là gì và những điều cần biết về vắc xin VAT
Phụ nữ mang thai là đối tượng được khuyến cáo không được tiêm vacxin
3. Có thể chọn loại vacxin tiêm ngừa không?
Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vắc xin ngừa phế cầu gồm:
– Vắc xin Synflorix (Bỉ) ngừa 10 chủng hay còn gọi là vacxin phế cầu 10
– Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) ngừa 13 chủng phế cầu
Mỗi độ tuổi sẽ có phác đồ tiêm ngừa tương ứng, cụ thể:
– Trẻ đủ 6 tuần tuổi có thể lựa chọn vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 4 tuần. Sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3 thì cần tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
– Trẻ trên 2 tuổi và dưới 6 tuổi thì sẽ tiêm 1 mũi duy nhất trong trường hợp trẻ chưa tiêm vắc xin Prevenar 13. Trong trường hợp chọn vắc xin Synflorix thì thực hiện tiêm 2 mũi, mũi sau cách mũi trước 2 tháng.
– Người lớn được khuyến cáo tiêm vắc xin Prevenar 13 với lịch tiêm chỉ 1 mũi duy nhất nếu chưa tiêm trước đó. Không cần tiêm nhắc lại sau khi hoàn thành phác đồ cơ bản.
Để biết được loại vắc xin nào phù hợp với bản thân thì tốt nhất bạn nên tới cơ sở tiêm chủng để khám sàng lọc và tư vấn từ bác sĩ.
4. Có tác dụng phụ sau tiêm vắc xin không?
Tùy vào thể trạng mỗi người có thể có hoặc không có phản ứng sau tiêm. Đa số sẽ có những phản ứng ở mức độ nhẹ, cho thấy cơ thể đáp ứng vắc xin để tạo ra kháng thề
4.1. Sau tiêm có phản ứng nhẹ là hoàn toàn bình thường
Một số phản ứng sau tiêm không nên quá lo lắng vì những triệu chứng sẽ tự khỏi, biến mất sau vài giờ đến vài ngày. Bao gồm:
– Đau, sưng, nóng, có cảm giác ngứa,… tại nốt tiêm và vùng xung quanh.
– Sốt nhẹ.
– Nhức đầu, toàn thân mệt mỏi.
– Rối loạn tiêu hóa, ăn không thấy ngon miệng nên dẫn tới chán ăn, bỏ ăn.
Hãy tiếp tục theo dõi xem các phản ứng trên có tự hết sau 1 – 2 ngày không. Nếu tình trạng kéo dài trên 3 ngày thì cần tới cơ sở y tế kiểm tra và xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: 4 thông tin về vắc xin Havax mà bạn không nên bỏ qua
Sốt nhẹ là một phản ứng sau tiêm hoàn toàn bình thường
4.2. Các phản ứng nghiêm trọng không chủ quan
Bên cạnh phản ứng nhẹ thì vẫn có tỷ lệ nhỏ xảy ra các phản ứng nặng và nghiêm trọng. Thường rất hiếm xảy ra nhưng cũng không thể chủ quan. Bao gồm:
– Phát ban.
– Khó thở, tức ngực.
– Tim đập dồn dập, loạn nhịp.
– Giọng khàn, khi nói sẽ khó nghe hơn bình thường.
– Chảy nước mũi.
– Đau bụng.
– Nôn.
– Tiêu chảy liên tục.
Các phản ứng này ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn và ý thức. Có thể xảy ra tình trạng phù thanh quản, mặt tím tái, rối loạn nhịp thở, co giật, hôn mê,…
Do đó, khi nhận thấy bản thân có những phản ứng nghiêm trọng kể trên, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán tình trạng hiện tại. Khi được can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm rủi ro, giảm nguy cơ nhập viện và bảo toàn tính mạng.
Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc thường gặp nhằm giúp bạn có thêm hiểu biết về việc tiêm ngừa vắc xin phế cầu hiện nay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.