Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

Viêm màng não mủ là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao (5-10%). Thậm chí sau khi đã chữa khỏi, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề. Để phòng ngừa hiệu quả, tiêm phòng viêm não mủ đã trở thành một lựa chọn tối ưu và được khuyến nghị rộng rãi.

Bạn đang đọc: Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

1. Tìm hiểu thông tin về viêm màng não mủ

1.1. Viêm màng não mủ là gì?

Viêm não mủ được xếp vào 1 trong những tình trạng y tế nghiêm trọng do màng não bị nhiễm khuẩn và sản sinh mủ. Trong số nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra tình trạng này, Haemophilus influenzae loại B (HIB) là loại thường gặp nhất, chiếm tới 60% số ca bệnh.

Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

Viêm não mủ có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời

Viêm màng não mủ do HIB phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hơn 1 nửa số ca viêm màng não mủ do HIB xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào trong năm nếu trẻ không được tiêm phòng. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, số ca mắc bệnh viêm màng não mủ thường tăng lên đột biến. Đây cũng là thời điểm được khuyến cáo tiêm phòng viêm não mủ để phòng chống những nguy cơ bệnh tật và gánh nặng kinh tế xã hội về sau.

1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc viêm màng não mủ

Các dấu hiệu lâm sàng của viêm màng não mủ thường bao gồm: sốt, mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc và có thể đi kèm với viêm đường hô hấp trên. Ở trẻ em lớn hơn 18 tháng, có thể xuất hiện dấu hiệu cứng cổ.

Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh thường gặp ở những trẻ sinh non, bị nhiễm khuẩn ối và ngạt sau khi sinh.

Triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ không rõ ràng, trẻ có thể không có triệu chứng sốt nhưng thân nhiệt có thể giảm. Những dấu hiệu khác bao gồm:

– Trẻ bỏ bú

– Nôn mửa

– Bé cũng có thể giảm hoặc mất các phản xạ sinh lý và trong một số trường hợp có thể có cơn co giật.

Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

Viêm não mủ có nhiều dấu hiệu nhận nhưng thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường

Đối với trẻ em lớn hơn, các triệu chứng thường rõ ràng hơn, bao gồm:

– Sốt.

– Quấy khóc.

– Khó chịu.

– Mệt mỏi.

– Ăn kém.

– Màu da tái xanh.

Trẻ có thể nôn mửa, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và có dấu hiệu sợ ánh sáng, thường nằm ở tư thế cò súng. Các dấu hiệu khác có thể có ở tùy từng trẻ như: gáy cứng, dấu hiệu Kernig, vạch màng não, co giật, liệt địa phương và rối loạn tri giác hoặc hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao.

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng trên, bố mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị sớm. Ở thời điểm bé đã phát bệnh, tiêm phòng viêm não mủ sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện hoặc không tùy theo từng trường hợp cụ thể.

1.3. Nguyên nhân mắc bệnh viêm màng não mủ

Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra viêm màng não mủ, bao gồm Haemophilus influenzae type B (Hib), Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Neisseria meningitidis (não mô cầu khuẩn), Streptococcus agalactiae (tụ cầu khuẩn) và các loại vi khuẩn gram âm như Escherichia coli. Tần suất mắc bệnh từng loại vi khuẩn có liên quan đến độ tuổi và tình trạng miễn dịch của cơ thể.

Trong đó, vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib) là nguyên nhân quan trọng gây ra viêm màng não mủ. Hib thường cư trú ở mũi và họng và dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch từ mũi hoặc họng của người bị nhiễm.

Vi khuẩn Hib có 2 dạng: có vỏ và không có vỏ. Nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xâm nhập do Hib đều do vi khuẩn Hib có vỏ với chủng huyết thanh B mang độc lực cao nhất gây ra. Viêm màng não mủ do Hib thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 36 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm phòng.

2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm màng não mủ?

Các vi khuẩn gây ra bệnh có thể di chuyển từ các cơ quan như tai, mũi, họng, phổi hoặc theo dòng máu để xâm nhập vào não. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan từ các ổ nhiễm khuẩn gần màng não, thậm chí xâm nhập trực tiếp vào não thông qua các chấn thương sọ.

Trẻ em và người có tiền sử bệnh lý liên quan đến tổn thương ở não, tai, viêm xoang hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ cao nhất mắc bệnh này. Đây cũng là những đối tượng được các chuyên gia y tế Thu Cúc TCI khuyến cáo ưu tiên tiêm phòng viêm não mủ sớm.

Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ chưa tiêm bao giờ

Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não mủ

Theo nhận định của Ths.BS Đặng Thị Kim Hạnh – Trưởng đơn vị tiêm chủng, các tác nhân gây viêm màng não mủ thường tăng mạnh vào mùa hè, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu. Ngay cả một vết thương nhỏ ở tai cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu xâm nhập, phát triển và gây ra bệnh.

Do đó, việc duy trì vệ sinh cá nhân, điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan và tiêm chủng đầy đủ là những biện pháp quan trọng để ngăn chặn viêm màng não.

3. Các loại vắc xin phòng ngừa viêm màng não mủ 

Để ngăn ngừa viêm màng não mủ, trẻ có thể được tiêm vắc xin Quimi-Hib – một loại vắc xin đơn giá, phù hợp cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, trong cả chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ, đã có sẵn các loại vắc xin phối hợp như Quinvaxem (5 trong 1), Pentaxim (5 trong 1) và Infanrix Hexa (6 trong 1), đều bao gồm thành phần HIB để ngăn chặn viêm màng não mủ.

Do đó, vắc xin Quimi-Hib thường được dùng tiêm nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi. Nếu trẻ đã được tiêm nhắc lại mũi thứ 4 vắc xin 5in1 hoặc vắc xin 6in1 thì mũi tiêm Quimi-Hib là không cần thiết.

Quinvaxem là một vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp ngăn ngừa các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh nhiễm khuẩn do HIB gây ra.

Pentaxim và Infanrix Hexa đều là các loại vắc xin dịch vụ. Pentaxim giúp ngăn ngừa các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do HIB gây ra. Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa còn có thể ngăn ngừa viêm gan B.

4. Tiêm vắc xin ở địa chỉ nào an toàn, uy tín?

Phòng tiêm chủng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều phụ huynh để bảo vệ sức khỏe của con em. Tại đây, khách hàng sẽ được tiếp đón trong một không gian khang trang và hiện đại với các trang thiết bị y tế tân tiến.

Phòng tiêm chủng thuộc Thu Cúc TCI luôn sẵn có các loại vắc xin đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, phòng tiêm cũng thường xuyên tổ chức các ngày hội tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng viêm não mủ cho trẻ nhỏ nhằm góp phần nâng cao sức đề kháng cộng đồng.

Tiêm phòng viêm não mủ và những điều bố mẹ cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Viêm gan B có nên tiêm vắc xin không và những điều cần biết

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ đang được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn để tiêm phòng viêm não mủ cho trẻ nhỏ

Đặc biệt, phòng tiêm chủng được xây dựng trong cùng toà nhà với phòng khám TCI, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng sau quá trình tiêm chủng. Bất kỳ tác dụng phụ hay biến chứng nào xuất hiện sau khi tiêm chủng đều sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời. Nếu cần, khách hàng sẽ được chuyển ngay lên phòng khám y tế nằm trong cùng toà nhà, nơi các bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Để biết thêm thông tin chi tiết các gói tiêm chủng tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin của bạn để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *