Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

Chị em trước khi có ý định mang bầu thường được khuyến nghị tiêm phòng rubella. Nhiều người thắc mắc tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em một vài thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

Tác dụng của tiêm rubella với mẹ bầu

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức là một bệnh di truyền, do virus rubella gây nên. Căn bệnh này không gây ra những biến chứng nguy hiểm chết người nhưng lại có thể gây những dị tật bẩm sinh rất nặng ở bào thai. Nếu mẹ bị mắc rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc thai nhi sau này sinh ra bị các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí não.

Tỷ lệ trẻ bị mắc dị tật sẽ giảm dần theo thời gian mẹ bị nhiễm rubella. Mẹ bị nhiễm ở 3 tháng đầu, tỷ lệ là 90%, ở tuần 16 tỷ lệ còn 20%, từ tuần 20 trở đi thì trường hợp gặp biến chứng rất ít.

Chính vì những nguy hiểm trên mà chị em phụ nữ thường được khuyên tiêm phòng rubella trước khi mang bầu để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Tham khảo bài đọc sau: Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền

Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

Tiêm vắc xin rubella là cách phòng bệnh tốt nhất đối với mẹ bầu.

Tiêm rubella 1 tháng có thai được không?

Theo các chuyên gia, chị em tiêm rubella xong cần đợi tối thiểu 3 tháng mới nên có thai. Về lý thuyết, vắc xin rubella và một số vắc xin khác (sởi, quai bị…) không nên tiêm gần thời điểm có thai hoặc trong thai kỳ bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, gây ra các loại dị tật như đã kể trên.

Vì thế, sau khi tiêm vắc xin phòng rubella xong, chị em cần áp dụng các biện pháp tránh thai để tránh có bé ngoài ý muốn. Nếu chẳng may mẹ mang bầu không lâu sau khi tiêm rubella hoặc vừa tiêm phòng về thì lại phát hiện có thai, hãy thật bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

Mỗi loại vắc xin sẽ được tiêm vào thời điểm khác nhau. Vắc xin sởi, quai bị, rubella sẽ được tiêm trước khi mang thai.

Như đã nêu ở trên, về lý thuyết thì tiêm rubella 1 tháng không được có thai bởi khi đó, thai nhi có thể gặp nhiều nguy hiểm. Về bản chất, rubella là vắc xin sống đã được làm giảm độc lực, khoảng thời gian 1 tháng là không an toàn nếu chị em quyết định có thai. Lúc này, bào thai có thể bị nhiễm virus rubella và gặp những biến chứng nguy hiểm như đã kể trên.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp tiêm rubella sau 1 tháng đã lỡ dính bầu và con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Các chuyên gia nói rằng tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh do vắc xin là cực thấp. Vì vậy, điều quan trọng nhất sau khi chị em phát hiện ra mình mang thai sau khi tiêm phòng rubella được 1 tháng là phải bình tĩnh, đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Căn cứ vào tình hình mà bác sĩ sẽ tiếp tục giám sát thai kỳ hoặc chỉ định đình chỉ thai nghén.

Rubella có điều trị được không?

Không có phương pháp điều trị rubella hiệu quả. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể được hạn chế. Nếu mẹ bị nhiễm virus và không muốn chấm dứt thai kỳ, bác sĩ có thể tiêm cho mẹ kháng thể rubella có tên globulin siêu miễn dịch. Mặc dù mũi tiêm này không thể ngăn bé bị nhiễm virus nhưng nó giúp giảm các khuyết tật bẩm sinh ở một bức độ nào đó.

Ngay sau khi bé chào đời, bé phải được các chuyên gia theo dõi sát sao tình hình sức khỏe.

Do không thể làm gì nếu đã bị nhiễm virus nên cách tốt nhất để đối phó với bệnh này là mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ.

Tìm hiểu thêm: Chỉ làm tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu có được không?

Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

Không có biện pháp điều trị rubella tích cực một khi đã mắc bệnh

Cách ngăn ngừa rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để phòng ngừa rubella là tiêm vắc xin trước khi mang thai. Nếu mẹ đã từng tiêm vắc xin từ khi còn nhỏ thì khả năng bị bệnh sẽ không đáng kể.

Nếu chị em đang muốn có thai nhưng không chắc chắn liệu mình đã được tiêm vắc xin hay chưa, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để xem có kháng thể chống rubella trong cơ thể bạn chưa.

Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?

>>>>>Xem thêm: Viêm nướu và bệnh nha chu: Phân biệt và cách chữa

Các mẹ cần tiêm phòng rubella cho các bé ngay từ khi còn nhỏ

Tuy nhiên, nếu chị em chưa được tiêm phòng thì có thể làm theo một số hướng dẫn sau đây:

– Trước khi mang thai hãy tiêm vắc xin sởi, quai bị và rubella.

– Trong khi mang thai mẹ bầu không nên tiêm vắc xin, vì vậy, mẹ hãy tránh tiếp xúc với những người bị rubella, thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ đã tiếp xúc với người nghi bị bệnh.

– Sau khi mang thai mẹ cần tiêm vắc xin sớm để phòng bị rubella trong những lần mang thai tiếp theo.

Dưới đây là một vài điều mẹ có thể làm để giảm nguy cơ bị rubella trong quá trình mang thai:

– Nếu thấy ai đó bị phát ban trên mặt và toàn thân cùng với dấu hiệu chảy nước mắt, đỏ mắt, cảm lạnh, chảy nước mũi, nghẹt mũi thì mẹ hãy tránh tiếp xúc với họ.

– Hãy tiêm phòng rubella cho các con.

– Nếu có dịch rubella ở nơi mẹ sinh sống hoặc làm việc thì hãy tránh xa nơi đó. Tránh cho trẻ đến trường vài ngày bởi các bé có hteer lây bệnh và truyền cho mẹ.

– Tránh đến những vùng có dịch rubella.

– Không sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc tham dự các sự kiện ở nơi công cộng, những nơi có nhiều khả năng nhiễm virus.

Tin liên quan

  • Có kinh có thai được không?
  • Có thai uống bia được không?
  • Có thai uống mật ong được không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *