Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Lưu ý về vắc xin phòng bệnh cúm

Tiêm vắc xin cúm có thai được không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những đối tượng đang chuẩn bị cho kế hoạch sinh con. Thực tế, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là một trong những điều mà tất cả chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đây cũng là cách giúp chị em chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất để yên tâm hơn trong quãng thời gian thai nghén sắp tới.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Lưu ý về vắc xin phòng bệnh cúm

1. Tại sao chị em cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trước và trong quá trình mang thai?

Thực tế, việc tiêm phòng bệnh cúm là rất quan trọng. Virus cúm có thể mang đến rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta, kèm theo đó là những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, viêm cơ tim,…

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là biện pháp tốt nhất để tránh khỏi sự tấn công của các chủng virus cúm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm vắc xin cúm có thể giúp chị em phụ nữ đang có ý định mang thai:

– Tăng khả năng đề kháng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn khỏi các chủng cúm hiện hành.

– Tránh nguy cơ mắc bệnh cúm, khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà, một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ thai nghén.

– Truyền kháng thể sang cho con (hấp thụ qua nhau thai, qua sữa mẹ), bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh khi chưa đủ điều kiện để tiêm vắc xin.

Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Lưu ý về vắc xin phòng bệnh cúm

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đã mang thai đều nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, vắc xin phòng bệnh cúm đem lại hiệu quả:

– Tăng đề kháng trong quá trình mang thai nhạy cảm, miễn dịch cơ thể đang rất yếu, dễ nhiễm virus cúm.

– Hạn chế được nhiều biến chứng do virus cúm gây ra với mẹ bầu và đặc biệt là thai nhi.

– Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi khi mẹ bầu bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao nhanh chóng.

– Cung cấp đề kháng, phòng bệnh đường hô hấp cho bé ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

2. Vắc xin cúm có cơ chế hoạt động như thế nào?

Virus cúm thường tồn tại với hai chủng là chủng virus cúm A và chủng virus cúm B. Vắc xin cúm kích thích cơ thể, hệ miễn dịch nhận biết virus cúm và tiêu diệt chúng, đồng thời kích thích sản sinh đề kháng tự nhiên để phòng bệnh hiệu quả hơn. Sau khi tiêm vắc xin cúm mùa, kháng thể sẽ được sản sinh sau khoảng 2 tuần.

Vắc xin cúm có thể bảo vệ cơ thể từ khoảng 6 tháng tới 1 năm. Sau đó, bạn cần thực hiện tiêm nhắc lại để đảm bảo kháng thể có đủ sức chống lại sự tấn công của virus. Ngoài ra, những chủng virus cúm mới có thể phát triển mạnh mẽ chỉ sau 1 năm. Vì vậy, cần tiêm vắc xin cúm định kỳ để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất, sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Nên tiêm bao lâu trước khi có thai?

Tiêm vắc xin cúm hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới việc mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Nếu có thai trước dự kiến, cần tiêm cách thời điểm mang thai tối thiểu 1 tháng.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về vacxin MMR và lịch tiêm chủng chi tiết

Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Lưu ý về vắc xin phòng bệnh cúm

Các bác sĩ cho biết chị em nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai từ 1 -3 tháng, trả lời cho câu hỏi tiêm vắc xin cúm có thai được không

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai vẫn nên tiêm phòng cúm (vắc xin cúm dạng bất hoạt) để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ở Việt Nam, các chuyên gia dịch tễ học cho biết dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, virus cúm phát triển mạnh nhất vào tháng 3, tháng 4, tháng 9, tháng 10 mỗi năm. Do đó, chị em nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm vào trước mùa dịch từ khoảng 1 tháng.

4. Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ trước khi mang thai

Việc tiêm vắc xin cúm tuy cần thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần lưu ý một số vấn đề. Dưới đây là một vài câu hỏi mà chị em thường quan tâm khi lựa chọn tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

4.1. Tiêm vắc xin cúm có thai được không, có tác dụng phụ không?

Sau khi tiêm vắc xin cúm, hầu hết chúng ta sẽ có một số phản ứng phụ thường gặp. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng nhẹ, không đáng ngại như: Đau vị trí sau tiêm, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi,…

Các bác sĩ khẳng định tiêm vắc xin cúm hoàn toàn có thể mang thai được một cách bình thường. Tuy nhiên, tốt nhất, chị em nên tiêm phòng từ khoảng 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo kháng thể được sản sinh kịp thời, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

4.2. Đang bị cúm, tiêm vắc xin cúm có thai được không?

Đối với những trường hợp đang bị cúm, tốt nhất bạn không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Việc tiêm phòng khi cơ thể đang bị virus cúm tấn công có thể gây phản tác dụng, nguy cơ cao dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài những đối tượng đang bị cúm, bạn đọc cũng cần lưu ý những đối tượng sau không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm:

– Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt phản ứng quá mẫn với các thành phần có trong vắc xin.

– Người có vấn đề với hội chứng Guillain-Barré.

– Người bị suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên.

– Người đang bị sốt, bị nhiễm trùng, mắc các bệnh nền cấp tính.

– Người đang sử dụng thuốc, các biện pháp ức chế miễn dịch.

4.3. Không thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trước khi mang thai có sao không?

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trước khi mang thai không phải là việc làm bắt buộc. Tuy nhiên, việc này giúp cho chị em có thể yên tâm hơn trước khi bước vào hành trình thai nghén, không còn lo lắng về nguy cơ nhiễm cúm, nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non,…

Tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp gia tăng kháng thể sản sinh trong cơ thể của chị em. Những kháng thể thụ động này sẽ được truyền sang cho con, giúp bé có khả năng phòng bệnh ngay từ khi ở trong bụng mẹ.

Nếu như bạn đã lỡ tiêm phòng, sau đó mới phát hiện bản thân đang mang thai, cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa tại đơn vị tiêm chủng, bác sĩ khoa Sản để được theo dõi, đưa ra hướng dẫn cụ thể nhất. Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lo lắng vì vấn đề này vẫn có thể kiểm soát tốt mà không cần chấm dứt thai kỳ.

5. Một số lưu ý cần biết cho chị em phụ nữ khi tiêm vắc xin cúm

Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện mũi tiêm phòng cúm:

– Theo dõi sát quá trình diễn ra phản ứng phụ sau tiêm tối thiểu 72h.

– Tuyệt đối không tác động bất cứ gì vào vết tiêm.

– Thường xuyên cập nhập thông tin về mũi tiêm định kỳ của bản thân trên hệ thống lưu trữ của đơn vị tiêm chủng.

– Cần lưu ý tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Nếu có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, chị em hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn.

Tiêm vắc xin cúm có thai được không? Lưu ý về vắc xin phòng bệnh cúm

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết lịch uống vắc xin Rotavin cho trẻ em

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện tiêm vắc xin cúm, chị em nên có sổ theo dõi tiêm chủng định kỳ, cập nhập thông tin mũi tiêm

Để thuận tiện cho việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai, đồng thời giải đáp một số thắc mắc, chị em có thể tới tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Tại đây, bạn có thể được tư vấn gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc tiêm lẻ theo nhu cầu của bản thân.

Tham gia tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, các chị em sẽ được thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm, nhiều tiện ích hấp dẫn như nhắc lịch tiêm vắc xin, theo dõi lịch sử tiêm chủng, quy trình tiêm vắc xin chặt chẽ, nhanh gọn. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng luôn hỗ trợ nhiệt tình để chị em an tâm với mỗi mũi tiêm.

Vắc xin luôn được đảm bảo về chất lượng, xuất xứ, hạn sử dụng trước khi tiêm cho khách hàng. Đây cũng là một điểm sáng khiến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được nhiều người biết tới, tìm đến. Bên cạnh dịch vụ tiêm chủng, các gói thai sản siêu hấp dẫn với nhiều quyền lợi, tiện ích trước – trong – sau khi sinh cũng sẽ hỗ trợ chị em rất tốt trong hành trình chuẩn bị cho sự có mặt của bé yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *