Tiêm vắc xin cúm mùa cho trẻ em là vô cùng cần thiết để bảo vệ con trước những chủng virus cúm. Trẻ cần được tiêm đủ mũi và tiêm định kỳ mỗi năm một lần để có sức đề kháng tốt nhất. Khi đưa trẻ đi tiêm phòng cúm, bố mẹ cần lưu ý những gì để bé không gặp nguy hiểm? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn.
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin cúm mùa cho trẻ cần lưu ý gì để trẻ không gặp nguy hiểm?
1. Những loại vắc xin cúm mùa cho trẻ em
Hiệp hội Nhi Khoa Hoa KỲ (APP) khuyến cáo, trẻ em cần được tiêm vắc xin phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe để được đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.
Hiện nay ở Việt Nam, những loại vắc xin cúm mùa có thể tiêm cho trẻ em gồm có 3 loại:
– Vaxigrip Tetra của Pháp và GC Flu của Hàn Quốc: Vắc xin dạng bất hoạt tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.
– Vắc xin Influvac Tetra của Hà Lan: Vắc xin dạng bất hoạt tiêm cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn.
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở nên cần được tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ sức khỏe
2. Liều tiêm, thời điểm tiêm vắc xin cúm cho trẻ
2.1. Liều tiêm vắc xin Vaxigrip Tetra và GC Flu
Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm, liệu trình tiêm sẽ bao gồm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi 1 thời gian tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin.
Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn liệu trình tiêm gồm 1 mũi. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin.
2.2. Liều tiêm vắc xin cúm Influvac Tetra
Vắc xin Influvac Tetra phù hợp tiêm cho trẻ từ 3 tuổi và người lớn.
Liều tiêm cho trẻ từ 3 tuổi đến nhỏ hơn 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm, liệu trình tiêm sẽ bao gồm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi thứ 1 thời gian tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin.
Liều tiêm cho trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn, liệu trình tiêm gồm 1 mũi. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin.
Sở dĩ mỗi năm trẻ cần được tiêm nhắc lại một mũi vắc xin cúm là vì:
– Theo thời gian, các kháng thể do vắc xin cúm tạo ra sẽ bị suy yếu dần.
– Cúm có rất nhiều chủng, các chủng này luôn có sự biến đổi qua từng năm để chống lại vắc xin. Vì thế vắc xin cúm của năm trước không thể bảo vệ tốt sức khỏe trẻ trước chủng virus cúm của năm sau.
– Thành phần vắc xin cúm luôn được nghiên cứu và cập nhật theo từng năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành.
– Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải cúm, những biến chứng cúm gây ra cho trẻ em cũng thường nặng hơn và nguy hiểm hơn so với người lớn.
Tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm giúp củng cố hệ miễn dịch, tạo ra đầy đủ kháng thể bảo vệ cơ thể trước các chủng virus cúm.
2.3. Thời điểm tiêm vắc xin cúm cho trẻ
Ở Việt Nam, dịch cúm xuất hiện quanh năm và đỉnh dịch thường rơi vào khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
Để chủ động trong việc cho con sức khỏe tốt phòng tránh bị nhiễm cúm, bố mẹ nên cho con đi tiêm phòng trước khi cúm vào đỉnh dịch từ 2 – 4 tuần. Vì khi được đưa vào cơ thể, vắc xin cúm cần tối thiểu 2 tuần để sản sinh ra đủ lượng kháng thể cần thiết chống lại virus. Việc tiêm phòng cúm cũng không nên diễn ra quá sớm để khả năng bảo vệ không bị giảm khi mùa cúm bước vào giai đoạn cao điểm.
Tìm hiểu thêm: Tiêm uốn ván tuần 22 và những điều lưu ý cho mẹ bầu
- Bố mẹ nên tiêm vắc xin cúm mùa cho trẻ trước khi vào mùa cúm từ 2 – 4 tuần
3. Đối tượng trẻ em không nên tiêm phòng cúm?
Mặc dù tiêm phòng vắc xin cúm là việc làm rất cần thiết để mang lại sức khỏe tốt cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ không nên tiêm phòng để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm sau tiêm chủng.
Những đối tượng trẻ em không nên tiêm phòng cúm:
– Trẻ đang bị sốt
– Trẻ đang bị ốm
– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
– Trẻ từng gặp phải các phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin cúm trong lần tiêm phòng trước đó
– Trẻ từng bị mắc hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm. Đây là đặc trưng của tình trạng hệ miễn dịch bị tấn công một phần của hệ thần kinh.
4. Làm gì khi con gặp phản ứng phụ sau tiêm cúm?
Gặp phản ứng phụ sau tiêm cúm là tình trạng thường gặp, điều quan trọng nhất mẹ cần làm là bình tĩnh và xử lý các vấn đề.
Sau khi tiêm phòng cúm, trẻ có thể sẽ gặp phải các phản ứng phụ như sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi,… Các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 ngày mà không cần làm gì cả nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con bằng cách chườm khăn bằng nước ấm hoặc nước mát, mặc quần áo thoải mái để hạ sốt. Hạn chế chạm hoặc đè lên vết tiêm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn làm tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn.
Các phản ứng phụ hiếm gặp rất ít khi xảy ra và có thể không gây nguy hiểm gì nếu được phát hiện và xử lý kịp thời. Ngay khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường như sốt cao trên 39 độ và thời gian sốt kéo dài, cơ thể lừ đừ, mệt mỏi, co giật, tím tái, khó thở,… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Có thể thấy tiêm phòng cúm cho trẻ là việc làm cần thiết và cơ sở tiêm chủng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ vắc xin cúm cho trẻ em và người lớn, đảm bảo chức năng khám/ tư vấn và an toàn tiêm chủng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bé 9 tháng tuổi tiêm sởi quai bị rubella được chưa? Cần lưu ý gì?
- Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đảm bảo chức năng khám/ tư vấn và an toàn tiêm chủng cho trẻ
Trước khi tiêm trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ càng bởi bác sĩ Tiêm chủng được đào tạo bài bản về chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
Khi tiêm chủng, bố mẹ hoàn toàn an tâm bởi vắc xin tại TCI được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của bộ ý tế, bố mẹ được xem đầy đủ thông tin của vắc xin trước khi vắc xin được tiêm cho trẻ.
Sau tiêm chủng, trẻ sẽ được theo dõi tại không gian sân chơi có nhiều đồ chơi. Đặc biệt, phòng tiêm được đặt ngay cạnh Phòng khám đa khoa Thu Cúc TCI với đầy đủ chức năng khám/chữa/cấp cứu, sẵn sàng ứng biến trong trường hợp cần thiết. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến tiêm vắc xin cúm mùa cho trẻ bố mẹ có thể liên hệ ngay với TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.