Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và những lưu ý cần biết

Trẻ em nếu được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sẽ có kháng thể phòng bệnh lên tới hơn 90%. Chính vì vậy Tổ chức Y Tế Thế giới đã khuyến cáo nên tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi để có miễn dịch phòng bệnh tối đa.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và những lưu ý cần biết

1. Thông tin về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh do loại virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh thủy đậu không loại trừ bất kỳ đối tượng nào, trong đó trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Khi mắc thủy đậu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau cơ hoặc đau đầu, mệt mỏi không muốn ăn. Khoảng 12 – 24 giờ sau, người bệnh sẽ nổi những nốt tròn đỏ (hay còn gọi là nốt rạ). Những nốt tròn này sẽ dần dần trở thành các mụn nước có dịch bên trong và lan ra khắp cơ thể.

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và những lưu ý cần biết

Bệnh thủy đậu là 1 căn bệnh truyền nhiễm do siêu vi Varicella Zoster gây nên. Bệnh xảy ra ở cả trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày, tuy nhiên cũng có một số trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc muộn hơn. Bệnh thủy đậu thường lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc giọt bắn hoặc qua đường hô hấp. Ngoài ra cũng có thể lây gián tiếp qua đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ga trải giường, khăn mặt…

Thông thường các nốt rạ sẽ mất khoảng từ 7 – 10 ngày để khô dần và bong vảy. Tuy nhiên nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì khả năng cao sẽ để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu sẽ không nguy hiểm nếu không có biến chứng. Tuy nhiên một khi đã biến chứng sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm gan, viêm phổi, viêm mô tế bào…thậm chí dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.

Hiện nay, phương pháp để phòng thủy đậu hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.

2. Độ tuổi nào được tiêm phòng thủy đậu?

Như đã nêu ở trên, bệnh thủy đậu có thể tấn công người bệnh bất cứ lúc nào và ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó trẻ em, bà bầu và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất do hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn bình thường.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế thì trẻ em từ 12 tháng tuổi trờ lên, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi đều nên tiêm ngừa thủy đậu.

Bên cạnh đó, các đối tượng sau được khuyến cáo là không nên tiêm phòng ngừa thủy đậu:

– Trường hợp có bằng chứng xác nhận về khả năng miễn dịch đối với bệnh thủy đậu.

– Trường hợp từng bị dị ứng hoặc phản ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin thủy đậu trước đó.

– Đối tượng bị sốt hoặc đang mắc bệnh nặng tại thời điểm tiêm phòng không nên tiêm vắc xin, có thể dời lịch tiêm sang buổi khác sau khi đã khỏi bệnh hoặc phục hồi về sức khỏe.

– Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên chích ngừa thủy đậu mà nên chờ đến sau khi sinh. Ngoài ra nếu có ý định mang thai, phụ nữ nên tiêm phòng thủy đậu trước thời điểm thả bầu 3 tháng.

3. Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu theo từng độ tuổi

3.1 Lịch tiêm vắc xin ngừa thủy đậu cho trẻ em và người lớn

Vắc xin Varivax (Mỹ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, lịch tiêm ngừa vắc xin như sau:

– Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm 2 mũi vắc xin thủy đậu. Liều đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, liều thứ 2 được khuyến cáo tiêm sau liều đầu ít nhất 3 tháng hoặc khi trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi

Tìm hiểu thêm: Dành cho những ai cần biết vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và những lưu ý cần biết

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu Varivax (Mỹ) cho trẻ em tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

– Trẻ từ 13 tuổi và người lớn được chỉ định tiêm 2 liều vắc xin thủy đậu, mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 1 tháng

3.2 Lịch tiêm vắc xin ngừa thủy đậu cho phụ nữ tiền mang thai

Đối với bà bầu trong giai đoạn thai kỳ từ 13 – 20 tuần đầu khi nhiễm thủy đậu có thể gây ra sảy thai hoặc khiến cho thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh như dị dạng ở vỏ não, chứng đầu nhỏ, các dị tật tim bẩm sinh… Nếu thai phụ nhiễm thủy đậu vào giai đoạn cận kề ngày sinh, em bé khi sinh ra sẽ bị lây bệnh và nổi nhiều mụn nước, rất dễ biến chứng viêm phổi, vì vậy tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp vô cùng cần thiết đối với phụ nữ trước khi có ý định mang thai để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và những lưu ý cần biết

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thời điểm tiêm vacxin lao phù hợp

Tiêm phòng thủy đậu trước mang thai để bảo vệ toàn diện sức khỏe thai kỳ

Phụ nữ nên hoàn thành 2 liều vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, liều thứ 2 cách liều đầu tiên ít nhất 1 tháng.

Vắc xin thủy đậu sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ cần khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần để phát huy hiệu lực. Vì vậy các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước khi mùa dịch bùng phát ít nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, thông thường mùa dịch thủy đậu sẽ xuất hiện vào tháng 2 – tháng 6 hàng năm.

4. Chích ngừa vắc xin thủy đậu cần lưu ý những gì?

Cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi thực hiện tiêm phòng thủy đậu để việc tiêm phòng diễn ra an toàn nhất:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không nên tiêm phòng

– Không nên chích ngừa thủy đậu cho những trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong vắc xin, trẻ có hệ miễn dịch kém bẩm sinh, trẻ bị các bệnh về máu, ung thư hoặc nhiễm HIV, trẻ đang phải hóa trị, trẻ mắc lao….Khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về tiền sử bệnh của con mình.

– Trong trường hợp trẻ đang sốt cao hoặc sốt virus cấp tính, viêm da có mủ hoặc mắc bệnh mãn tính đang trong thời gian tiến triển thì cần phải hoãn việc tiêm phòng và chờ cho đến khi trẻ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

– Các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú khi tiêm phòng vắc xin cần thận trọng vì virus có thể xâm nhập vào trong sữa mẹ và lây truyền sang con.

– Sau khi tiêm phòng thủy đậu 6 tuần, người đi tiêm cần hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ bị lây nhiễm thủy đậu cao như trẻ sơ sinh, bà bầu, người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch và những người chưa mắc thủy đậu trước đó.

– Trong vòng 72 giờ nếu bạn có tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc thủy đậu thì vẫn có thể tiêm phòng để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng do bệnh thủy đậu gây nên.

– Tuyệt đối không bôi, chườm, hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm, nếu có triệu chứng như sốt cao, co giật, cơ thể bị tím tái thì cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *