Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe tối ưu, cũng như phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Vậy vắc xin phế cầu nên áp dụng cho đối tượng nào, tác dụng phụ sau khi tiêm là gì,…hãy cùng đi tìm câu trả lời chi tiết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn cần lưu ý điều gì?
1. Những thông tin quan trọng về tiêm vắc xin phòng phế cầu cho người lớn
1.1. Định nghĩa phế cầu khuẩn và bệnh phế cầu là gì?
Phế cầu khuẩn hay còn được gọi là vi khuẩn phế cầu – là một loại vi khuẩn thường tập trung nhiều và gây bệnh tại những khu vực trên cơ thể như: khoang mũi, khoang họng. Chúng có tên khoa học tiếng Anh là Streptococcus pneumoniae. Phế cầu khuẩn mang trong mình 90 loại huyết thanh gây bệnh cho con người.
Bệnh phế cầu là bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn khi trú ngụ tại mũi, họng của con người sẽ gây ra những bệnh lý như: viêm phổi, nhiễm trùng (vùng tai, viêm xoang, viêm màng não), nhiễm khuẩn huyết. Bệnh lý phế cầu ở người là bệnh lý có thể lây lan lẫn nhau qua con đường hô hấp, hắt xì hơi, sổ mũi hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Bệnh lý phế cầu ở người là bệnh lý có thể lây lan lẫn nhau qua con đường hô hấp, hắt xì hơi, sổ mũi hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Bệnh phế cầu có thể xuất hiện và bắt đầu từ những triệu chứng như: sốt, ho, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp,…Một số trường hợp bệnh lý đã phát triển nặng hơn sẽ có thể biểu hiện ra như: giảm thính lực, nhiễm trùng màng não, tổn thương não, thậm chí có thể gây tử vong.
Tất cả mọi đối tượng trẻ em và người lớn đều có thể là mục tiêu bị nhiễm phế cầu. Tuy nhiên, bệnh phế cầu nếu xảy ra ở trẻ em thì sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng và hệ lụy hơn cả, do trẻ em là đối tượng có đề kháng và hệ miễn dịch non nớt.
1.2. Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có tầm quan trọng như thế nào?
Giống như mọi loại vắc xin phòng bệnh khác, tiêm vắc xin phế cầu cho đối tượng người lớn cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và tối ưu được Bộ Y tế khuyến cáo. Tiêm chủng vắc xin đầy đủ theo phác đồ bác sĩ chỉ định hàng năm sẽ giúp xây dựng hàng rào bảo vệ sức khỏe tối đa cho con người. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu cũng giúp hạn chế khả năng lây lan bệnh giữa người với người, làm nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin phế cầu cũng giúp giảm thiểu khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là với những đối tượng có đề kháng kém, đối tượng người già, người có tiền sử mắc bệnh,…
Có thể nói, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cho người trưởng thành là việc nên làm hàng năm và nên được thực hiện ở những cơ sở tiêm chủng, phòng tiêm uy tín.
1.3. Vắc xin phế cầu cho người lớn nên áp dụng cho những đối tượng nào?
Nên tiêm vắc xin phế cầu đối với bất cứ người lớn trưởng thành nào. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng sau đây rất nên tiêm chủng phế cầu để bảo vệ sức khỏe và tăng cường miễn dịch của cơ thể:
– Nhóm người lớn tuổi (thường là 65 tuổi trở lên), người có sức khỏe không tốt, hệ miễn dịch bị suy thoái. Nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh và gặp khó khăn trong việc hồi phục cơ thể, chống lại các loại vi khuẩn, virus hoặc tác nhân bên ngoài môi trường.
– Những nhóm người đang trong quá trình điều trị bệnh, hoặc có tiền sử mắc một số bệnh như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hen suyễn,…Những người này cũng rất dễ bị nhiễm bệnh cũng như bị tác nhân xấu từ môi trường tấn công.
Tìm hiểu thêm: Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Hexaxim 6 trong 1
Tiêm vắc xin phế cầu cho đối tượng người lớn cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và tối ưu được Bộ Y tế khuyến cáo
– Nhóm người vừa trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư, sử dụng hóa trị, cấy ghép các bộ phận nội tạng cơ thể.
– Những người đã bị phơi nhiễm HIV – AIDS.
– Đàn ông, phụ nữ có lịch sử, thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài. Phổi yếu đi cũng dễ có cơ hội bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn.
– Những người có thời gian dài sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…cũng nên đi tiêm vắc xin phế cầu để nâng cao đề kháng cơ thể.
2. Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu cho người trưởng thành
Loại phế cầu thường được sử dụng tiêm cho người trưởng thành đó là vắc xin Prevenar 13. Đây là loại vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm tại Bỉ. Prevenar 13 có khả năng phòng 13 chủng bệnh gây ra do phế cầu khuẩn: tuýp 1, 3, 4, 5,…
Vắc xin Prevenar 13 hay được bác sĩ chỉ định sử dụng cho đối tượng người lớn. Chúng được chứng minh sử dụng được cho đối tượng trẻ em từ 2 tháng tuổi cũng như người lớn. Tuy nhiên, cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng phế cầu cũng có khả năng xuất hiện các phản ứng phụ. Tuy nhiên, đối tượng người trưởng thành thường có hệ miễn dịch, đề kháng tốt hơn trẻ em. Do vậy, các phản ứng thường sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau khi tiêm.
– Có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ tại vị trí tiêm và xung quanh chỗ tiêm: sưng nhẹ, đỏ.
– Có trường hợp xảy ra hiện tượng sốt nhẹ, hâm hấp, tùy vào cơ địa và cơ thể từng người.
– Cơ thể đau mỏi, đau cơ bắp, đau khớp. Đây cũng là một trong những phản ứng phụ có khả năng xảy ra sau khi tiêm chủng
– Người mệt mỏi, khó chịu. Đây cũng là hiện tượng bình thường có thể xảy ra sau khi tiêm. Bởi đây là tín hiệu cơ thể đang thích nghi với vắc xin và sản sinh kháng thể.
– Một số hiện tượng khác có thể xảy ra: ăn không ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ,…
Đa số những dấu hiệu kể trên đều bình thường. Do vậy, không nên quá lo lắng về vấn đề này. Việc cần làm là nên nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe.
3. Tiêm vắc xin phòng phế cầu cho người trưởng thành nên được tiêm theo phác đồ như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Khuyến nghị độ tuổi tiêm ngừa HPV đạt hiệu quả tốt cho nữ giới
Nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế, phòng tiêm, bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe khi tiêm chủng.
Đối với đối tượng người lớn trưởng thành, thì lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu là 1 năm 1 lần. Tuy nhiên về thời điểm tiêm chủng thì lại cần phải có bước khám sàng lọc, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, cần lên kế hoạch đi tiêm, sau đó thực hiện theo tư vấn của bác sĩ.
Sau khi tiêm vắc xin xong thì cơ thể cũng sẽ cần khoảng 2 tuần để vắc xin bắt đầu có tác dụng. Do đó, chúng ta nên giữ gìn sức khỏe trong khoảng thời gian ngay sau tiêm để tránh khả năng bị mắc bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế, phòng tiêm, bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe khi tiêm chủng.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm thông tin về mũi tiêm vắc xin phế cầu hay cần đặt lịch tiêm chủng, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.