Vắc xin phế cầu là vắc xin quan trọng giúp bảo vệ trẻ em và cả người lớn khỏi những bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Thực tế cho thấy, trên thế giới đã có nhiều quốc gia áp dụng vắc xin phế cầu trong chương trình tiêm chủng quốc gia và đạt được kết quả phòng bệnh tích cực. Vậy cụ thể tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì? Ai nên tiêm và khi đi tiêm cần lưu ý những gì? Cùng TCI tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì & điều cần biết khi tiêm phòng
1. Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng phòng bệnh gì?
Vắc xin phế cầu hiện đang là một trong những vắc xin quan trọng được nhiều bố mẹ quan tâm, tìm hiểu và sử dụng cho con. Thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh chưa thực sự biết tiêm ngừa vắc xin phế cầu có tác dụng gì, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ.
Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm
Vắc xin phế cầu là vắc xin có tác dụng phòng những bệnh do phế cầu khuẩn gây ra gồm bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
– Bệnh phổi do phế cầu khuẩn gây ra đặc biệt nguy hiểm. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
– Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là do vi khuẩn này lây lan từ họng đến tai qua vòi nhĩ, từ đó dẫn đến tình trạng viêm tai, dịch ứ đọng trong tai gây ảnh hưởng đến màng nhĩ, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là thủng màng nhĩ, giảm thính lực.
– Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn để lại những di chứng rất nặng nề, người mắc bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc thần kinh chậm phát triển, tay chân yếu, thậm chí là tử vong.
– Bệnh nhiễm trùng huyết xảy ra do vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu làm máu bị nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng huyết đặc biệt nguy hiểm nếu không thực xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em người lớn thuộc đối tượng cần tiêm phế cầu nên được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ nhập viện và tử vong do phế cầu.
2. Ai nên tiêm chủng vắc xin phế cầu?
Vắc xin phế cầu được chỉ định nên tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, phác đồ tiêm tùy thuộc vào độ tuổi.
Người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi khỏe mạnh có thể không cần tiêm phế cầu.
Một số đối tượng người lớn nên tiêm phế cầu khuẩn để chủ động bảo vệ sức khỏe là:
– Những người cao tuổi (trên 65 tuổi) do nhóm đối tượng này có hệ thống miễn dịch không còn hoạt động tốt như trước, cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn phế cầu.
– Những người lớn có hệ thống miễn dịch yếu vì khả năng chống chọi lại bệnh tật của họ kém.
– Nhóm người lớn dễ bị suy giảm hệ miễn dịch bao gồm:
+) Người bị bệnh tim.
+) Người bệnh đái tháo đường.
+) Người gặp các vấn đề về hô hấp (khí phế thủng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…).
+) Người đang phải trải qua hóa trị liệu.
+) Người đã cấy ghép tạng.
+) Người bệnh nhiễm HIV/AIDS.
+) Người hút thuốc lá cũng thuộc trong nhóm đối tượng dễ bị nguy kịch nếu mắc phải viêm phổi do viêm cầu khuẩn.
+) Người nghiện rượu nặng.
– Nhóm người từng trải qua phẫu thuật hoặc đang mắc phải những bệnh nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Tiêm uốn ván gần ngày sinh và ý kiến của chuyên gia y tế
Nhóm đối tượng nên tiêm vắc xin phế cầu là trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người cao tuổi, người lớn bị suy giảm hệ miễn dịch,…
Lưu ý, tiêm phế cầu đầy đủ và đúng lịch là cần thiết, tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin phế cầu thì hãy cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Nếu tiêm bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.
3. Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin phế cầu
Khi đi tiêm chủng vắc xin phế cầu bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn tiêm chủng và hiệu quả của vắc xin.
– Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, đảm bảo về nguồn gốc vắc xin, công tác bảo quản vắc xin đảm bảo, tránh tiêm phải vắc xin kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Khi tiêm vắc xin cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian tiêm để vắc xin có hiệu quả tốt nhất.
– Thông báo với bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, những phản ứng dị ứng bạn đã từng gặp phải,…để bác sĩ có cơ sở đưa ra chỉ định tiêm phù hợp. Nếu thuộc trường hợp chống chỉ định sử dụng vắc xin, bạn sẽ được yêu cầu không tiêm để đề phòng phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra.
– Ở lại cơ sở tiêm chủng sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi sức khỏe sau tiêm, trong trường hợp bạn có những phản ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ thì sẽ được xử trí kịp thời và hạn chế tối đa nguy hiểm tới tính mạng.
– Sau tiêm phòng, bạn có thể sẽ gặp một số phản ứng phụ như: đau nhức tại vùng tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn,… để giảm nhẹ các triệu chứng bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thời điểm tiêm vacxin lao phù hợp
Để giảm nhẹ các phản ứng phụ sau tiêm, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn
– Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để quá trình sản sinh kháng thể được diễn ra nhanh chóng hơn.
– Uống nhiều nước trong những ngày đầu (khoảng 3 – 4 ngày) để làm loãng vắc xin, việc này giúp các tế bào máu không phải kích hoạt một lúc quá nhiều kháng thể chống lại kháng nguyên làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
– Trong khoảng 1 đến 2 tuần sau tiêm là thời gian các kháng thể được hình thành nên cơ thể có thể sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, các triệu chứng này không quá nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng.
– Trường hợp bạn bị sốt có thể sử dụng thuốc để hạ sốt.
– Uống rượu bia hoặc hút thuốc lá sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin trong quá trình hình thành kháng thể, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong khoảng 1 – 2 tuần đầu.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của vắc xin phế cầu, đối tượng nên tiêm và những lưu ý quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong khi tiêm chủng. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn bổ sung được nhiều kiến thức hữu ích về vắc xin phế cầu và tiêm chủng. Để tham khảo các thông tin khác về tiêm phòng khuẩn phế cầu, bạn có thể liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.