Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu? Khi tiêm cần lưu ý những gì?

Tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ trước virus phế cầu và những biến chứng nguy hiểm do chúng gây ra. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nên tiêm vắc xin phế cầu ở đâu? tiêm khi nào và khi đi tiêm cần lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu? Khi tiêm cần lưu ý những gì?

1. Hiệu quả của tiêm vắc xin phế cầu

Ở người lớn khỏe mạnh, vi khuẩn phế cầu thường không có khả năng gây nguy hiểm, nhưng với trẻ em sức đề kháng của trẻ còn non yếu, vi khuẩn phế cầu rất dễ xâm nhập và gây nên những bệnh nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

Khi bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, trẻ em có thể sẽ mắc phải bệnh lý viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm màng não.

Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu? Khi tiêm cần lưu ý những gì?

Khi nhiễm vi khuẩn phế cầu, trẻ em có thể sẽ mắc phải bệnh lý viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm màng não

– Viêm phổi: vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ khiến trẻ ho nhiều, ớn lạnh, quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, thở nhanh, cơ thể suy kiệt vì không thể ăn, tím tái, nguy cơ dẫn đến tử vong.

– Nhiễm khuẩn huyết: vi khuẩn phế cầu từ ổ nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu gây sốc nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khi bị nhiễm trùng huyết trẻ thường có triệu chứng sốt cao, biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc, tim đập nhanh, thở gấp, ngủ li bì, hôn mê,…

– Viêm tai giữa: vi khuẩn phế cầu có khả năng lây lan nhanh chóng từ ổ viêm đến tai giữa thông qua vòi nhĩ, hậu quả là gây viêm, ứ đọng dịch trong tai, thậm chí là thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, suy giảm thính giác và cả khả năng phát âm về sau nếu không được điều trị kịp thời.

– Viêm màng não: Khi bị viêm màng não trẻ sẽ có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, cứng cổ, nôn vọt, bỏ bú, tiêu chảy hay táo bón,… Bệnh để lại di chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong cao cho trẻ em: chậm phát triển thần kinh vận động, yếu chi, liệt chi, liệt nửa người,…

Vi khuẩn phế cầu có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra bệnh ở bất cứ thời điểm nào. Tiêm vắc xin phế cầu giúp cơ thể trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi có được hệ miễn dịch chủ động phòng nhiễm virus phế cầu, đồng thời phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do virus phế cầu gây ra.

2. Khi nào nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em?

Trẻ em từ 6 tuần tuổi cần được tiêm vắc xin phế cầu càng sớm càng tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cũng như biến chứng của bệnh. Cha mẹ nắm chắc lịch tiêm vắc xin phế cầu dưới đây để chủ động bảo vệ con.

Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm vắc xin 6 trong 1 đầy đủ nhất và những lưu ý quan trọng

Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu? Khi tiêm cần lưu ý những gì?

Trẻ em từ 6 tuần tuổi cần được tiêm vắc xin phế cầu càng sớm càng tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh

Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi, lịch tiêm sẽ bao gồm 4 mũi (3 mũi chính và 1 mũi tiêm nhắc lại).

– Các mũi chính mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng

– Mũi nhắc lại tiêm cách mũi chính cuối cùng 6 tháng

Đối với trẻ em từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, nếu chưa tiêm mũi phế cầu nào lịch tiêm sẽ gồm 3 mũi (2 mũi chính và 1 mũi tiêm nhắc lại)

– Các mũi chính mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng

– Mũi nhắc lại tiêm cách mũi chính cuối cùng 2 tháng, hoặc tiêm khi bé hơn 1 tuổi

Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi, nếu chưa tiêm mũi phế cầu nào lịch tiêm gồm 2 mũi (1 mũi chính và 1 mũi phụ) vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển gần như hoàn thiện. Mũi thứ 2 được tiêm cách mũi đầu tiên thời gian tối thiểu 2 tháng.

3. Nên tiêm vắc xin phế cầu ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị tiêm chủng cung cấp đầy đủ vắc xin phế cầu cho trẻ em và cả người lớn. Vì vậy, không quá khó để bố mẹ có thể tìm được đơn vị tiêm chủng phù hợp cho con. Tuy nhiên trước khi quyết định cho con tiêm vắc xin phế cầu ở đâu, bố mẹ nên cân nhắc đến một vài tiêu chí dưới đây để đảm bảo an toàn tiêm chủng một cách tốt nhất.

– Lựa chọn đơn vị tiêm chủng có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, bác sĩ được đào tạo bài bản về chuyên môn để có thể đưa ra cho bé lời khuyên tiêm phòng và chăm sóc sau tiêm chủng.

– Không gian tiêm chủng được thiết kế khoa học, đủ không gian thông thoáng để bố trí ngồi chờ trước tiêm và theo dõi sau tiêm, đủ không gian đảm bảo giãn cách phòng lây nhiễm chéo khi không may tiếp xúc với người mang mầm bệnh tại cơ sở tiêm..

– Phòng tiêm chủng đảm bảo thiết bị và nguồn điện để bảo quản vắc xin vì nếu vắc xin được bảo quản không tốt sẽ bị giảm công dụng hoặc gây phản ứng nguy hiểm cho người được tiêm.

– Cơ sở tiêm chủng có chức năng cấp cứu sẵn sàng xử trí trong trường hợp trẻ gặp phản ứng phụ nghiêm trọng.

Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu? Khi tiêm cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm phòng cho bé từ 2 tháng đến 1 tuổi

Khi quyết định tiêm vắc xin phế cầu ở đâu, bố mẹ nên cân nhắc đến đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, không gian tiêm chủng, chức năng cấp cứu,…

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đơn vị được đánh giá cao, cho đến nay, phòng tiêm đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người dân và đều nhận về những phản hồi tích cực.

Những ưu điểm khi tiêm vắc xin phế cầu tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI:

– Trước khi tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm kiểm tra đầy đủ về tình trạng sức khỏe, tư vấn cụ thể về vắc xin, tư vấn về phác đồ tiêm.

– Trong quá trình tiêm mẹ được xem đầy đủ thông tin về tên thuốc, hạn sử dụng thuốc. Điều dưỡng nhẹ nhàng, ân cần, hiểu tâm lý trẻ.

– Sau tiêm bé được theo dõi tại phòng tiêm ít nhất 30 phút để đánh giá tình trạng sức khỏe sau tiêm, trong trường hợp cần thiết có thể được cấp cứu kịp thời.

– Đặc biệt, phòng tiêm chủng TCI có ưu điểm vị trí nằm trong khuôn viên của Phòng khám đa khoa Thu Cúc TCI, nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thời gian, phương tiện, đội ngũ xử trí trong trường hợp khẩn.

Ngoài vắc xin phế cầu, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện cung cấp đầy đủ vắc xin và gói tiêm phù hợp với mọi lứa tuổi: từ 0 đến 18 tuổi, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người trưởng thành,..

4. Khi tiêm vắc xin phế cầu cần lưu ý những gì?

Tiêm vắc xin phế cầu là cần thiết để bảo vệ trẻ trước mầm bệnh và biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ thuộc một trong những đối tượng: sinh non dưới 28 tuần tuổi, đang bị sốt cao cấp tính, bị dị ứng với thành phần có trong vắc xin, trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm, trẻ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,… thì cần được cân nhắc và nhận chỉ định phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi tiêm phòng trẻ cần được theo dõi sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà 48-72h. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường nghiêm trọng cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm giàu vitamin và protein như thịt, các, hoa quả, đậu cô ve, hạnh nhân,….để giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm các phản ứng phụ nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *