Tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết

Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trong cộng đồng, xuất hiện hàng năm ở nhiều trẻ em và người lớn. Và việc tiêm phòng thủy đậu là điều cần thiết. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và cần lưu ý những gì? Xem ngay bài viết này để được giải đáp bạn nhé!

Bạn đang đọc: Tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết

1. Thông tin về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng nguyên nhân do virus Varicella Zoster gây ra. Người mắc bệnh thủy đậu thường sẽ bị phát ban, nổi nhiều mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa khắp cơ thể.

1.1. Đối tượng mắc bệnh

Bệnh thủy đậu có thể mắc phải ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở trẻ em với sức đề kháng kém. Bệnh rất dễ lây lan cho những người chưa từng nhiễm Varicella Zoster hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.

1.2. Đường lây bệnh

Thủy đậu có thể lây trực tiếp từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh qua tiếp xúc giọt bắn (ho, hắt xì, nước bọt,…) hoặc qua đường hô hấp. Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể lây gián tiếp khi dùng chung đồ sinh hoạt với người bệnh như: khăn mặt, quần áo, ga trải giường,…

1.3. Triệu chứng bệnh thủy đậu

Khi mắc thủy đậu, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và không có cảm giác thèm ăn. Các nốt tròn đỏ (hay nốt rạ) sẽ xuất hiện trên cơ thể người bệnh sau khoảng 12-24 giờ có các biểu hiện trên. Sau đó, những nốt tròn này trở thành các mụn nước chứa đầy dịch và lây lan khắp cơ thể.

Tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết

Người mắc bệnh thủy đậu thường sẽ bị phát ban, nổi nhiều mụn nước nhỏ chứa đầy dịch

Thông thường, để các nốt rạ này khô dần và bong vảy sẽ mất khoảng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu để các mụn nước bị nhiễm thêm vi trùng thì khả năng cao sẽ để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm gan, viêm phổi,…thậm chí dẫn đến tử vong cho người nhiễm bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện nay, phương pháp để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất chính là tiêm vacxin ngừa thủy đậu.

2. Tiêm vacxin thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu thường không nặng nề nhưng lại có thể nguy hiểm cho một số đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và những người có sức đề kháng kém. Vì vậy, tiêm vacxin thuỷ đậu đang là phương pháp hiệu quả để ngừa bệnh. Những người tiêm vacxin thuỷ đậu với hai liều theo khuyến cáo sẽ có khả năng phòng bệnh suốt đời với hơn 90% hiệu quả.

– Trẻ em nên được tiêm vacxin thuỷ đậu ngay khi đủ tuổi: từ 9 tháng tuổi với vacxin Varilrix (Bỉ) và từ 12 tháng tuổi với vacxin Varirax (Mỹ).

– Trong quá trình tiêm vacxin thủy đậu có thể tiêm mũi nhắc lại hoặc không tùy theo từng loại vacxin.

– Phụ nữ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có dự định mang thai là 3 tháng.

3. Tiêm vacxin thuỷ đậu có bị nữa không?

Vacxin thủy đậu sau khi được chủng ngừa sẽ cần 1 đến 2 tuần để phát huy tác dụng và hình thành hệ miễn dịch chống lại virus gây thủy đậu trong cơ thể. Trẻ em và người lớn đều cần được tiêm sớm cách 1 tháng trước những mùa dịch bệnh thủy đậu cao điểm như mùa xuân với khí hậu ẩm ướt. Vậy sau khi tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không?

Nếu trẻ em và cả người lớn được tiêm vacxin ngừa bệnh đúng lúc và đủ liều thì trường hợp bệnh tái phát rất thấp. Do đó, các bậc phụ huynh hoặc người đã tiêm chủng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn cần cách ly khỏi các vùng có dịch bệnh và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang mang bệnh thủy đậu.

Tìm hiểu thêm: 4 Thông tin quan trọng về Vacxin Vaxigrip 0.5 ml

Tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết

Câu hỏi đặt ra là tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và cần lưu ý những gì

Một số ít trường hợp có thể xảy ra việc tiêm vacxin rồi vẫn bị mắc thủy đậu lại. Tuy nhiên, ở lần mắc bệnh sau khi tiêm chủng, bệnh thủy đậu sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn. Bởi vacxin có khả năng ngừa bệnh khoảng 90% nhưng có hiệu quả phòng bệnh ở thể nặng là 100%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vẫn mắc thủy đậu sau tiêm vacxin như:

– Cơ thể của người tiêm phòng chưa đáp ứng được điều kiện phòng vệ của vacxin. Chính vì thế, người bệnh vẫn chưa được miễn nhiễm hoàn toàn với virus gây thủy đậu.

– Do điều kiện bảo quản vacxin thủy đậu không được đảm bảo nên làm giảm chất lượng và hiệu quả ngừa bệnh.

– Vacxin không được tiêm ngừa đúng kỹ thuật, hiệu quả ngừa bệnh đạt được chưa cao.

– Cũng có trường hợp vacxin hết hạn sử dụng nên không phát huy tác dụng ngừa bệnh.

– Người bệnh được tiêm phòng muộn, khi đã ủ bệnh hoặc đã phơi nhiễm với virus gây bệnh. Do đó việc tiêm ngừa không đạt được hiệu quả như mong muốn và người đã chủng ngừa vẫn có khả năng mắc thủy đậu.

4. Một vài câu hỏi thường gặp khi chủng ngừa vacxin thủy đậu

4.1. Chích ngừa thủy đậu có sốt không?

Vacxin thủy đậu có thể gây một số tác dụng phụ sau tiêm như: đau tay, sốt nhẹ… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và hay gặp phải sau tiêm vacxin, nên không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp bị sốt cao trên 38,5 độ, có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thuốc. Nhưng trường hợp này rất hiếm và có thể tự động khỏi sau một thời gian ngắn (3-4 ngày), không gây các ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

4.2. Bị thủy đậu rồi có cần tiêm vacxin phòng bệnh nữa không?

Nếu đã được chẩn đoán chắc chắn bị mắc bệnh thủy đậu và đã được điều trị khỏi bệnh, không cần tiêm ngừa bệnh bằng vacxin nữa. Bởi lúc này, cơ thể đã sinh ra hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại bệnh này.

Trong trường hợp không được chẩn đoán chính xác và tự chữa trị khỏi tại nhà, người bệnh vẫn nên tiêm phòng thủy đậu để ngừa bệnh. Bởi các triệu chứng một số bệnh tương tự như zona, tay chân miệng,… có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh thủy đậu.

5. Địa chỉ tiêm phòng thủy đậu

Để hiệu quả tiêm phòng đạt được là cao nhất, bạn nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, nhằm hạn chế trường hợp mắc thủy đậu sau tiêm vacxin.

– Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ vacxin ngừa thủy đậu cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm: Varilrix (Bỉ) và Varivax (Mỹ).

– Đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ. Tiêm chủng đảm bảo kỹ thuật.

– Vacxin được bảo quản trong tủ chuyên dụng, hoàn toàn được đảm bảo về chất lượng ngừa bệnh.

– Khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe kỹ càng sau tiêm phòng cho 100% khách hàng.

Tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về vắc xin HPV trước khi tiêm phòng

Đội ngũ y bác sĩ TCI có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn vấn đề tiêm vacxin thủy đậu có bị nữa không và những điều cần biết khi tiêm phòng. Để được tư vấn chi tiết về vacxin cũng như lịch tiêm cụ thể, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *