Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

Tiền sản giật có bị lại không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm khi từng bị tiền sản giật trước đó hoặc có những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Vậy làm thế nào để tránh tiền sản giật lặp lại trong thai kỳ, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật hiểu đơn giản là hội chứng thai nghén toàn thân, thường xảy ra khi mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật liên quan chủ yếu đến vấn đề tăng huyết áp và những tổn thương tại các cơ quan khác, đặc biệt là thận.

Tiền sản giật là giai đoạn đầu của sản giật, với thời gian kéo dài khác nhau tùy mức độ và cơ địa của từng mẹ bầu. Tiền sản giật có thể kéo dài vài tháng, vài tuần hoặc thậm chí nhanh chóng trong vài ngày trước khi chuyển sang các cơn co giật.

Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

Một số triệu chứng của tiền sản giật

Các triệu chứng điển hình của tiền sản giật gồm có:

– Tăng huyết áp đột ngột (với tiền sản giật ngắn) hoặc xu hướng tăng cao dần (tiền sản giật kéo dài).

– Phù bất thường, phù lan lên tay, mặt,… và không hết dù đã nghỉ ngơi.

– Tiểu niệu (trong nước tiểu có xuất hiện protein) được phát hiện khi thăm khám định kỳ.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

– Suy giảm thị lực hay mất thị lực tạm thời, mẹ bầu có thể thấy “sợ” ánh sáng.

– Gặp các vấn đề về tiêu hóa như thường xuyên buồn nôn, đau hạ sườn phải, vùng thượng vị đau từng cơn.

– Đau đầu và đau vùng chẩm, mẹ bầu cảm giác lờ đờ, mệt mỏi.

– Có cảm giác khó thở, thở gấp và hụt hơi.

– Môi nhợt nhạt, biểu hiện mệt mỏi, da tái xanh.

Tiền sản giật lần đầu hay tiền sản giật khởi phát đều có những triệu chứng cảnh báo như nhau. Chính vì thế, nếu từng bị tiền sản giật trước đó, mẹ cần thận trọng theo dõi sức khỏe bởi các dấu hiệu này thường tiến triển rất nhanh.

Ngoài yếu tố từng bị tiền sản giật trong các thai kỳ trước, mẹ bầu cũng cần thận trọng nếu thuộc các nhóm nguy cơ gặp tiền sản giật cao sau đây:

– Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ.

– Mắc các bệnh tự nhiễm hoặc có các bệnh lý về thận.

– Có tiền sử bị rối loạn đông máu.

– Mẹ tăng cân quá nhanh, thừa cân hoặc bị béo phì

– Mang bầu đa thai hoặc thai quá to

– Mẹ bầu bị thiếu máu

2. Tiền sản giật có bị lại không?

Tìm hiểu thêm: 6 cách chữa viêm lợi tại nhà: Ai áp dụng cũng hiệu quả

Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

Tiền sản giật có bị lại không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm

Như đã đề cập ở mục trên, từng bị tiền sản giật là yếu tố gia tăng nguy cơ tiền sản giật ở các thai kỳ tiếp theo. Vậy tỷ lệ mắc tiền sản giật tái lại như thế nào?

Nguy cơ tái lại tiền sản giật phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu, thời gian phát triển của tiền sản giật và mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật những lần trước đó. Nếu thai kỳ trước mẹ bầu mắc tiền sản giật ở cuối thai kỳ thì khả năng tái phát chỉ khoảng 13%. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị tiền sản giật trước tuần 29 thì khả năng tiền sản giật tái lại có thể cao hơn 40%. Ngoài ra, nếu có tiền sản giật từ 2 lần mang thai trước đó thì mẹ bầu nên cẩn trọng bởi nguy cơ tái lại đến hơn 80% nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt.

3. Từng bị tiến sản giật, có thể phòng ngừa cho thai kỳ tiếp theo không?

Dù trước đó mẹ có từng bị tiền sản giật hay không thì mẹ bầu vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nếu thai kỳ được chăm sóc đúng cách và đầy đủ.

Để phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ, nhất là với mẹ bầu từng có tiền sử mắc phải cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe ngay từ trước khi mang bầu. Cụ thể:

3.1. Trước khi mang thai

– Thăm khám bác sĩ chuyên môn trước khi mang thai. Hãy cung cấp cho bác sĩ thông tin về những triệu chứng và mức độ tiền sản giật trước đó của mình để bác sĩ đánh giá đúng nhất về thể trạng sức khỏe và cho lời khuyên về những nguy cơ có thể gặp trong các thai kỳ tiếp theo.

– Tiền sản giật liên quan tới nhiều bệnh lý như các vấn đề về thận (suy thận, viêm thận, tiểu đường,..), huyết áp cao, cân nặng và nhiều bệnh lý khác,… Nếu gặp các vấn đề sức khỏe này, chị em nên điều trị dứt điểm trước khi có ý định mang thai.

– Duy trì thể trạng sức khỏe và lối sống lành mạnh. Chị em nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn. Đặc biệt bổ sung các chất cần thiết cho thai kỳ như axit folic, sắt, canxi.

Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn?

Thăm khám định kỳ giúp phòng ngừa tiền sản giật

3.2. Trong thai kỳ

3.2.1. Thực hiện thăm khám định kỳ đầy đủ để theo dõi sức khỏe thai kỳ.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra thai kỳ có khỏe mạnh hay không và đưa ra những tư vấn sát nhất trong chế độ chăm sóc. Bên cạnh đó, khi phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về tiền sản giật, các bác sĩ sẽ đưa ra những cảnh báo và hướng dẫn theo dõi dấu hiệu tại nhà thông qua theo dõi đường huyết, huyết áp, cân nặng,….

Các phép kiểm tra, thăm khám bắt buộc để theo dõi nguy cơ tiền sản giật gồm có:

– Các xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần, Creatinin huyết thanh, nồng độ men gan.

– Các siêu âm gồm: siêu âm Doppler, siêu âm kiểm tra hình thái thai nhi, nước ối của mẹ, ..

– Xét nghiệm Non-stresss

Tùy từng giai đoạn của thai kỳ, các siêu âm, xét nghiệm và các thăm khám khác sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch thăm khám để không bỏ qua bất cứ một mốc khám quan trọng nào.

3.2.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng theo thể trạng sức khỏe.

Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ và đảm bảo mẹ và bé tăng cân theo đúng chuẩn, đủ chất.

3.2.3. Giữ tinh thần thoải mái và kiểm soát tốt nỗi sợ hãi về tiền sản giật.

Với những mẹ bầu từng bị tiền sản giật hoặc sản giật trước đó thì việc kiểm soát những lo lắng và sợ hãi về tiền sản giật là vô cùng quan trọng. Hãy tâm sự với bác sĩ về những lo lắng này để giúp bạn tìm cách khắc phục những lo lắng.

Tiền sản giật là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Tiền sản giật vẫn có nguy cơ tái lại cao, tuy nhiên hoàn toàn có thể kiểm soát và loại trừ nguy cơ này nếu mẹ bầu thực sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chính vì thế, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu hãy chủ động thăm khám, điều chỉnh các sinh hoạt, ăn uống, vận động phù hợp nhất theo thể trạng và khuyến cáo của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *