Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với không ít những bệnh lý khác nhau, đôi khi có những bệnh lý không hề có triệu chứng nào nhưng lại đe dọa đến tính mạng của của mẹ và bé. Một trong số đó chính là hiện tượng tiền sản giật khi mang thai.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tiền sản giật khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm mẹ bầu có nguy cơ gặp phải

1.Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý phức tạp xảy ra từ tuần thứ 21 trở đi của thai kỳ với các triệu chứng như huyết áp cao, protein niệu (nước tiểu chứa protein). Trong những trường hợp nghiêm trọng của bệnh, hồng cầu bị phá vỡ và số lượng tiểu cầu trong máu thấp, suy giảm chức năng gan, thận, khó thở do có dịch trong phổi hay bị rối loạn thị giác.

Nếu tiền sản giật không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng với tên gọi là sản giật. Sản phụ  rơi vào tình trạng này sẽ lên cơn co giật, thậm chí có nguy cơ tử vong cho cả mẹ lẫn con do thiếu oxy.

2. Nguyên nhân của tiền sản giật

Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được được tổ chức y tế nào xác định. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, có một số nguyên nhân chính tăng nguy cơ tiền sản giật như sau:

– Phụ nữ mang thai khi tuổi cao (> 35 tuổi).

– Có tiền sử mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn thận hay máu khó đông.

– Di truyền từ người trong gia đình như bà, mẹ, dì, chị em gái ruột,…..đã từng bị tiền sản giật.

– Trong thai kỳ bị béo phì, thừa cân.

Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tăng cân đột ngột là một trong số những nguyên nhân gây nên tiền sản giật

3. Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nổi bật nhất của tiền sản giật chính là tăng huyết áp. Nếu huyết áp bằng hoặc cao hơn mức 140/90 mmHg đồng thời được đo trong khoảng thời gian gần (cách ít nhất 4 tiếng) thì có nguy cơ bị tiền sản giật.Ngoài ra, mẹ bầu sẽ gặp một số triệu chứng đi kèm như:

– Đầu đau như búa bổ

– Đau bụng

– Thị lực giảm sút

– Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa

– Mặt và tay bị phù

– Tăng cân đột ngột, thường là 2 – 3kg/tuần

– Đi tiểu ít hoặc gần như không đi mấy

– Hoa mắt, chóng mặt

4. Biến chứng

Tiền sản giật càng nặng và càng xảy ra sớm trong thai kỳ thì có càng nhiều rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi. Các biến chứng của tiền sản giật có thể kể đến là:

4. 1 Bào thai chậm phát triển

Động mạch mau máu đến nhau thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tiền sản giật gây nên. Trong trường hợp không có đủ máu nuôi dưỡng, con sẽ không được cung cấp đủ lượng máu cũng như chất dinh dưỡng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bào thai phát triển chậm, em bé có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân.

4.2 Sinh non

Nếu tình trạng tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, khả năng cao sản phụ sẽ phải sinh sớm để cứu sống mẹ và con. Sinh non gia tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến hô hấp cũng như các bệnh lý khác.

Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu chính xác-bao nhiêu tiền?

Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tăng cân đột ngột là một trong số những nguyên nhân gây nên tiền sản giật

4.3 Sản giật

Nếu tiền sản giật biến chứng nặng, hiện tượng sản giật sẽ xuất hiện. Rất khó để nói rõ ràng bệnh nhân nào sẽ bị tiền sản giật đến mức sản giật vì không có triệu rõ ràng hoặc dấu hiệu cảnh báo để dự đoán. Vì biến chứng này vô cùng nguy hiểm nên khi gặp phải trường hợp sản giật, mẹ bầu bắt buộc phải mổ dù cho đang mang thai ở tuần thứ bao nhiêu.

4. 4 Bệnh tim mạch

Tiền sản giật khi mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh tim sau này. Thống kê cho thấy nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nếu như mẹ bầu đã có tiền sử bị tiền giật sản hoặc sinh non trước đây. Để giảm thiểu nguy cơ này, sau khi sinh em bé, chị em nên cố gắng có được một cơ thể lý tưởng, bổ sung ăn nhiều trái cây, rau quả, không quên việc vận động với các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tránh khói thuốc.

4.5 Hệ thống cơ quan khác bị tổn thương:

Hệ thống các cơ quan như gan, thận, tim, phổi hoặc mắt có thể sẽ bị tổn thương vì tiền sản giật. Tiền sản giật càng nghiêm trọng thì mức độ tổn thương cho các cơ quan càng lớn.

5. Điều trị

Hiện tượng tiền sản giật có thể được dự báo thông qua sàng lọc quý 1 của thai kỳ (từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày) thông qua việc khai thác tiền sử, đo huyết áp động mạch hai tay, siêu âm sàng lọc đo Doppler động mạch tử cung và một số xét nghiệm sinh hóa.

Nếu sản phụ được xác định có nguy cơ tiền sản giật khi mang thai sẽ được tư vấn điều trị với:

– Aspirin liều thấp: Bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu dùng aspirin liều thấp hàng ngày (81 milligam) bắt đầu sau 12 tuần của thai kỳ.

– Thuốc bổ sung canxi: Cần lưu ý trên thị trường có rất nhiều thuốc bổ sung canxi, tuy nhiên mẹ bầu không nên tự ý mua bất cứ loại nào khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Sản phụ sẽ phải sinh non nếu tình trạng tiền sản giật trở nên nghiêm trọng

6. Phòng tránh tiền sản giật khi mang thai

6.1 Chế độ ăn uống hợp lý:

Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu nên bổ sung thêm vào bữa ăn chất đạm, canxi, vitamin, các yếu tố vi lượng,…..Ngoài ra cũng nên chú trọng các thức ăn giàu OMEGA 3 có trong cá hồi, hạt vừng, quả óc chó…

6.2 Tham gia các lớp học về sinh sản

Là những bà mẹ hiện đại, chị em phụ nữ nên trang bị cho bản thân đủ các kiến thức về thai sản để luôn chủ động phòng tránh cũng như có hướng giải quyết cho các tình huống bất ngờ xảy đến trong quá trình mang thai.

6.3 Tránh căng thẳng, làm việc quá sức

Các nghiên cứu cho thấy stress kéo dài là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ tiền sản giật. Vì vậy, mẹ bầu hãy sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, chia sẻ nhiều hơn với gia đình, làm những điều mình yêu thích vào lúc rảnh rỗi để tinh thần được thư giãn và không rơi vào rối loạn lo âu.

Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

>>>>>Xem thêm: Giải đáp bọc răng sứ quy trình gồm những bước nào

Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái trong hành trình mang thai đầy nghĩa chào đón con yêu nhé

6.4 Khám thai định kỳ

Như đã nói ở trên, đôi khi tiền sản giật sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào vậy nên để đảm bảo có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ và an toàn cho cả mẹ và con, sản phụ nên đi thăm khám thường xuyên ở các cơ sở y tế uy tín. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đủ kiến thức cho mẹ bầu về bệnh lý tiền sản giật. Chúc cho các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, có được những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình mang thai thiêng liêng và ý nghĩa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *