Tiền sản giật khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Tiền sản giật khi mang thai là một bệnh lý mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, việc xét nghiệm tầm soát tiền sản giật từ những tháng đầu thai kỳ để chủ động phòng ngừa, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ mang đến cho các mẹ những thông tin cần lưu tâm về bệnh lý này để có thể hiểu được mức độ nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời nếu gặp phải

1. Tiền sản giật là gì? Bị tiền sản giật khi mang thai có nguy hiểm không?

1.1 Khái niệm tiền sản giật

Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 ( sớm nhất từ tuần thứ 20 của thai kỳ ) với 3 triệu chứng như tăng huyết áp, phù tay chân và protein niệu. Tiền sản giật có thể ở mức nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng và dẫn đến ẩn giật gây nguy hiểm về sức khỏe cho mẹ và thai nhi, một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong, thai lưu.

Tiền sản giật khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Tiền sản giật khi mang thai có thể dẫn đến sản giật

Cách điều trị sản tiền sản giật là sinh con tuy nhiên các triệu chứng của tiền sản giật vẫn có thể kéo dài sau khi sinh con từ 1- 6 tuần hoặc hơn.

1.2 Mẹ mang thai bị tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai sản không thể coi thường bởi mức độ nguy hiểm vô cùng của nó. Vì vậy nếu không phát hiện sớm và được xử lý kịp thời thì căn bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nhau thai có thể không nhận đủ máu khiến bé sinh ra cân nặng nhẹ ( hạn chế tăng trưởng của thai nhi ). Đây là cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của sinh non và biến chứng khuyết tật học tập, bại não, động kinh hay các vấn đề về thính giác, thị lực về sau cho trẻ

2. Nguyên nhân và các triệu chứng của tiền sản giật

2.1 Nguyên nhân tiền sản giật khi mang thai

Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của tiền sản giật nhưng nó được cho rằng có thể là nhau thai ( cơ quan liên kết nguồn cung cấp máu của em bé với mẹ ) gặp vấn đề. Hoặc một số giả thiết cho rằng chất béo trong cơ thể cao hoặc dinh dưỡng kém, thiếu chất cũng góp phần gây ra tiền sản giật ở mẹ

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Phẫu thuật hở lợi giá bao nhiêu hiện nay

Tiền sản giật khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Nhau thai ( cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ ) gặp vấn đề có thể dẫn tới tiền sản giật

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng cơ hội phát triển chứng tiền sản giật ở mẹ bầu, chẳng hạn như:

– Những mẹ mắc bệnh lý về thận, huyết áp cao hoặc mắc bệnh tiểu đường khi bắt đầu mang thai

– Những mẹ mắc bệnh lý như Lupus hoặc Antiphospholipid Antibody Syndrome ( hội chứng kháng phospholipid APS )

– Có tiền sử mắc tiền sản giật ở thai kỳ trước

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật ở mẹ như:

– Tiền sử gia đình có bà, mẹ, cô dì, chị em ruột,.. cũng mắc tiền sản giật

– Tuổi thai phụ >40 tuổi

– Qua 10 năm từ lần mang thai cuối

– Đa thai

– Chỉ số BMI > 35 ( bị béo phì, thừa cân )

Nếu mẹ có đồng thời 2 hoặc nhiều hơn các yếu tố trên đây thì sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật thai kỳ cao hơn.

2.2 Triệu chứng của tiền sản giật khi mang thai

Trường hợp tiền sản giật xảy ra ở tuần thai thứ 20 nhưng rất hiếm, hầu như các triệu chứng thường bắt gặp sau tuần thai thứ 34. Ở một số trường hợp tiền sản giật phát triển sau sinh ( thường khoảng 48h sau sinh ), các triệu chứng có xu hướng tự biến mất nhưng vẫn có khả năng kéo dài sau sinh.

Ngoài phù nề, sưng tấy tay chân, trong nước tiểu có protein và huyết áp tăng cao, các triệu chứng tiền sản giật khác bao gồm:

– Chất lỏng trong cơ thể tăng tỉ lệ thuận với cân nặng tăng lên trong vòng 1-2 ngày đầu tiên

– Thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt

– Phù sinh lý ở chân tay ( thường là ở mức nhẹ, hay xảy ra ban chiều và nằm nghỉ kê chân cao sẽ hết )

– Phù bệnh lý ( thường xảy ra từ buổi sáng, kê chân không tác dụng, một số trường hợp nặng có thể phù tràn dịch đa màng phổi, màng bụng, phù não )

– Xuất hiện đau bụng, thường là ở phía trên bên phải

– Xuất hiện đau đầu

– Đi tiểu rất ít hoặc ngưng tiểu

– Xuất hiện hiện tượng buồn nôn, chóng mặt nghiêm trọng

– Thay đổi phản xạ và thị lực ( mắt mờ, nhạy cảm với ảnh sáng )

Bên cạnh đó cũng có một số phụ nữ bị tiền sản giật nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên nên các mẹ cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp cũng như làm các xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

3. Điều trị và phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu như thế nào?

3.1 Điều trị tiền sản giật cho mẹ bầu như thế nào?

Điều trị tiền giật cho mẹ mang thai phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng cũng như vào giai đoạn thai kỳ

– Nếu mẹ tiền sản giật ở mức độ nhẹ – trung bình và thai kỳ dưới 36 tuần thì mẹ nên nghỉ ngơi tại nhà và theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo nó không tăng quá cao. Một số mẹ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi

– Nếu mẹ tiền sản giật nặng và thai nhi đã lớn, đủ trưởng thành thì bác sĩ sẽ kiến nghị sinh mổ hoặc kích sinh. Trước khi chuyển dạ, có thể mẹ sẽ phải tiêm Corticod để giúp phổi của thai nhi trưởng thành. Nếu tiền sản giật ở mức nặng mà thai kỳ ở trước tuần 24 thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ chấm dứt thai kỳ để bảo đảm an toàn về sức khỏe và tính mạng cho mẹ

Tiền sản giật khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của đa ối

Nếu mẹ tiền sản giật ( bất kể nặng nhẹ ) sau hơn 36 tuần thì nên sinh mổ hoặc kích sinh

Trong trường hợp mẹ sản giật phát triển, bác sĩ sẽ cho thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh xảy ra. Tiếp theo đó sẽ tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp.

3.2 Phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu

Chưa tìm được nguyên nhân dẫn tới tiền sản giật vậy nên cũng chưa có biện pháp nào để phòng ngừa triệt để những triệu chứng nguy hiểm này cho các mẹ. Nên cấp thiết là dự phòng tiền sản giật, các chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò tiên quyết, thiết yếu

– Mẹ nên bổ sung đầy đủ DHA, EPA  ( axit eicosapentaenoic, một axit béo omega-3 ) để phòng ngừa tiền sản giật. Những thực phẩm chứa hàm lượng Omega-3 gồm: cá hồi, súp lơ, quả óc chó, hạt vừng,..

– Mẹ nên bổ sung canxi trong suốt tiến trình mang thai để giảm tới 49% nguy cơ ở những mẹ nguy cơ thấp và 82% ở những mẹ có nguy cơ tiền sản giật cao. Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: sữa, súp lơ, đậu bắp, măng tây,..

– Mẹ bổ sung vitamin D đầy đủ có trong các sản phẩm như: nấm hương, ngũ cốc nguyên hạt hay dầu gan cá cũng giúp giảm 27% nguy cơ tiền sản giật

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mẹ cũng chú ý nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục vừa sức, đều đặn để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiền sản giật. Và quan trọng hơn là cần lưu ý theo dõi sát sao sức khỏe trong suốt tiến trình thai kỳ, nếu có bất thường nên đi khám ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

Tiền sản giật khi mang thai vô cùng nguy hiểm đối với mẹ bầu. Do vậy việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tiền sản giật là việc các mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé. Nếu các mẹ có nhu cầu nhận tư vấn và đăng kí dịch vụ khám thai, phát hiện và điều trị tiền sản giật hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI để được tư vấn, hỗ trợ nhanh và tận tình nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *