Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

Tiền sản giật hiện nay vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong và biến chứng nặng cho thai phụ. Vậy tiền sản giật là gì, các dấu hiệu và cách phòng ngừa tiền sản giật ra sao, các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết sau để có những kiến thức đúng, đủ, kịp thời bảo vệ an toàn cho bản thân và con yêu nhé.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

1. Tìm hiểu tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là 1 trong 5 tai biến thai sản nguy hiểm bên cạnh vỡ tử cung, băng huyết sau sinh, thuyên tắc ối, nhiễm trùng hậu sản và được đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao, protein dư thừa trong nước tiểu, sưng phù, có thể đi kèm dấu hiệu tổn thương ở gan, thận. Tiền sản giật thường gặp sau tuần thai thứ 20 và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, được đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao và có protein trong nước tiểu

2. Những biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật tới mẹ và bé

Tiền sản giật nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi, cụ thể:

2.1. Đối với mẹ

Bệnh lý này làm tăng nguy cơ nhau rách nhau, bong non (là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung) khiến mẹ bầu bị mất máu nặng, dẫn tới sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, tiền sản giật còn gây biến chứng đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như phù não, xuất huyết não, phù võng mạc, suy thận cấp, hoại tử vỏ thận, hoại tử ống thận, suy giảm chức năng gan, suy tim, phù phổi, phù thanh quản… Tiền sản giật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng HELLP đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong tới hơn 35%.

Ngoài ra, tiền sản giật nếu không được kiểm soát tốt thì biến chứng sản giật có khả năng xảy ra. Sản giật (tiền sản giật cộng với co giật) được xem là một trong những biến chứng sản khoa đặc biệt nguy hiểm gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé.

Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

Tiền sản giật là gì? – Đây là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

2.2. Đối với bé

Tiền sản giật ảnh hưởng tới các động mạch đưa máu đến nuôi dưỡng thai nhi, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ không được cung cấp đủ lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển, dẫn tới tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng khi chào đời.

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật nặng bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc thời gian mang thai sớm để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con. Việc sinh non sẽ khiến bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe như dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, hệ miễn dịch yếu, có vấn đề về thính lực, thị lực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sau này thậm chí là tử vong ngay sau sinh và năm đầu sau sinh.

3. Tiền sản giật thường có những dấu hiệu nào?

Tiền sản giật được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu huyết áp tăng cao, có protein dư thừa trong nước tiểu và bị phù nề đặc biệt là ở mặt và tay. Tuy nhiên, tình trạng phù nề cũng thường xuất hiện ở nhiều chị em có thai kỳ bình thường, còn 2 dấu hiệu huyết áp tăng cao và có protein dư thừa trong nước tiểu thì chỉ được phát hiện thông qua việc làm xét nghiệm. Chính vì vậy với những mẹ bầu không thăm khám định kỳ hoặc có tâm lý chủ quan thì bệnh sẽ chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm tới cả mẹ và con.

Ngoài 3 dấu hiệu đặc trưng trên, tiền sản giật còn có một số biểu hiện khác mẹ bầu hãy lưu tâm để ý nhé.

– Tăng cân đột ngột: Trong thai kỳ việc tăng cân của mẹ sẽ diễn ra tương đối đều. Tuy nhiên nếu mẹ nhận thấy mình tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần hoặc 5kg/tháng) mà chế độ ăn uống không có gì thay đổi thì hãy đến viện để được thăm khám kiểm tra ngay.

– Đau đầu dai dẳng: Khi huyết áp của mẹ bầu tăng cao thường xuyên sẽ tạo áp lực lên các thành mạch, từ đó dẫn tới những tổn thương ở mạch máu, đặc biệt là ở những mạch máu nhỏ tại não.

– Thay đổi về thị lực: Tầm nhìn thay đổi, mờ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, mất thị lực tạm thời hoặc hoa mắt, có các đốm sáng trong tầm nhìn cũng là những dấu hiệu cảnh báo sớm tiền sản giật mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

– Buồn nôn, nôn mửa: Sau tuần thứ 20 của thai kỳ là mẹ đã hết giai đoạn nghén nhưng tình trạng nôn, buồn nôn lại đột ngột quay trở lại thì mẹ nên tới viện thăm khám ngay nhé bởi đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai.

– Đau bụng trên: Nếu mẹ bầu bị đau bụng trên, vị trí đau thường là dưới xương sườn bên phải thì hãy lưu ý và cần tới viện ngay nếu cơn đau không thuyên giảm trong một vài ngày.

– Khó thở: Tình trạng khó thở, thở hụt hơi đột ngột xuất hiện mẹ bầu cần dè chừng và đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc bỗng dưng khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo có chất lỏng tích tụ trong phổi, phổi bị tổn thương do tiền sản giật.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

Tiền sản giật là gì, có nguy hiểm không, cách phòng ngừa thế nào là thắc mắc lo lắng của rất nhiều mẹ bầu

4. Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm tiền sản giật?

Xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu nên thực hiện trong thai kỳ. Thông qua những xét nghiệm này cùng với việc thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản giật từ đó có phương án điều trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đặc biệt với những mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau thì tuyệt đối không được bỏ qua xét nghiệm này.

– Mẹ bầu trên 40 tuổi

– Mẹ bầu bị béo phì, có tiền sử cao huyết áp hoặc tăng huyết áp mãn tính

– Mẹ bầu từng bị tiền sản giật trước đó hoặc có mẹ, chị em gái từng bị tiền sản giật

– Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

– Mẹ bầu mắc các bệnh tự miễn, tiểu đường thai kỳ, bệnh thận, lupus ban đỏ

Tiền sản giật là gì và tất tật những điều mẹ bầu cần biết

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong bị đau

Những mẹ bầu có nguy cơ cao tuyệt đối không nên bỏ qua xét nghiệm tiền sản giật trong thai kỳ

5. Cách phòng ngừa tiền sản giật

Nếu bạn thuộc 1 những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiền sản giật như đã kể trên thì trước khi mang thai cần lưu ý thay đổi lối sống để phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cụ thể bạn nên:

– Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì

– Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… và thuốc lá

– Tập thể dục thường xuyên

– Kiểm soát tốt huyết áp và chỉ số đường huyết

– Bổ sung canxi đầy đủ từ trước khi mang thai

Ngoài ra trong thai kỳ những mẹ bầu này cũng cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dưỡng chất, nhiều rau xanh, hoa quả đồng thời thông báo đầy đủ tiền sử bệnh cho bác sĩ ngay từ lần khám đầu tiên để có phác đồ điều trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó cách tốt nhất để mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai là mẹ bầu cần thực hiện thăm khám định kỳ, quản lý thai nghén thật tốt. Thông qua các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ở mỗi lần thăm khám bác sĩ sẽ phát hiện sớm các triệu chứng bất thường không chỉ của bệnh tiền sản giật mà còn cả những bệnh lý khác nếu có.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề “tiền sản giật là gì” cùng các thông tin cơ bản liên quan chị em đã hiểu hơn về tai biến nguy hiểm này để có phương án phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. Đa số mẹ bầu bị tiền sản giật nếu được kiểm soát tốt thì sẽ có thai kỳ bình thường và sinh nở an toàn, mẹ tròn con vuông, vì thế các mẹ bầu không nên quá lo lắng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *