Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ mang thai có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm, trong số đó có chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa biết tiền sản giật là như thế nào cũng như dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này. Nếu đây là điều mà các chị em đang thắc mắc, hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi ở bên dưới đây để có ngay câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

1. Tiền sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật là một hội chứng sản khoa tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Căn bệnh này có thể xảy ra từ tuần thứ 20 trở đi và vài tuần đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, tiền sản giật xảy ra phổ biến hơn vào nửa sau của thai kỳ.

Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

Tiền sản giật là như thế nào là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Theo các chuyên gia, có khoảng 3 – 5% mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật khi mang thai. Thêm vào đó, căn bệnh này thường đi kèm với những triệu chứng tổn thương các cơ quan khác như thận, gan, phổi. Bên cạnh đó, tiền sản giật còn liên quan mật thiết tới chứng tăng huyết áp khi mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sản giật, đột quỵ,…

2. Những dấu hiệu tiền sản giật mẹ bầu cần chú ý

2.1. Sưng ở chân, tay hoặc mặt

Trong suốt cả thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy bị sưng ở mặt, nhất là xung quanh mắt hoặc tay, chân thì cần đặc biệt lưu ý, bởi lẽ đây có thể là triệu chứng cảnh báo rằng mẹ đang mắc phải chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sưng ở những phần khác của cơ thể thì thường không có gì đáng lo ngại.

2.2. Tăng cân một cách nhanh chóng

Trong thời gian mang thai, mức độ tăng cân của mẹ bầu sẽ diễn ra tương đối đều. Tuy nhiên, nếu chị em thấy mình tăng cân quá nhanh (khoảng 2kg/tuần hoặc 5kg/tháng) mà không có nguyên nhân cụ thể thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể nhất với từng mẹ bầu.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng lệch hàm

Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

Sưng phù ở mặt, tay, chân tăng cân nhanh chóng là dấu hiệu của tiền sản giật

2.3. Đau đầu dai dẳng và kéo dài

Trên thực tế là có rất nhiều mẹ bầu bị đau đầu khi đang mang thai. Trong số đó thì một số mẹ bầu bị đau đầu thường xuyên hơn những người khác. Trong trường hợp mẹ bầu bị đau đầu dai dẳng và kéo dài nhiều ngày mà không thấy thuyên giảm thì đừng chần chờ, hãy nhanh chóng tới viện để được bác sĩ thăm khám kiểm tra.

2.4. Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực

Đây là triệu chứng cảnh báo thai kỳ của mẹ đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, nếu bỗng nhiên mẹ bầu thấy mình bị hoa mắt, chóng mắt hoặc thấy các đốm sáng trong tầm nhìn hay mất thị lực, hãy nhanh chóng thông báo cho người thân để được đưa tới bệnh viện ngay nhé.

2.5. Cảm thấy buồn nôn hoặc đột ngột nôn mửa

Nếu đã trải qua giai đoạn ốm nghén và hết nôn ói, nhưng bỗng nhiên chị em lại có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa thì nên đặc biệt lưu ý. Bởi lẽ đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ bầu có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật khi mang thai.

2.6. Đau bụng trên

Mẹ bầu có cảm giác bị đau bụng trên nhưng đã loại trừ nguyên nhân do ợ nóng hoặc bé cưng chòi đạp thì hãy đặc biệt lưu ý theo dõi. Nếu cơn đau bụng trên không thuyên giảm trong một thời gian ngắn, mẹ bầu hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

2.7. Khó thở

Nếu bỗng dưng cảm thấy khó thở, thở hổn hển, hụt hơi,… thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc kịp thời. Bởi lẽ tình trạng này có thể là triệu chứng cảnh báo rằng thai kỳ của chị em đang gặp nguy hiểm.

3. Biến chứng của tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

>>>>>Xem thêm: Tất cả thông tin về bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Tiền sản giật gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con

Tiền sản giật là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có thể gây ra một số biến chứng như:

– Chảy máu do tiểu cầu thấp

– Nhau thai tự bong ra khỏi thành tử cung

– Gan bị tổn thương

– Phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp

Ngoài ra, với những em bé được sinh ra sớm có thể gặp những biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe như:

– Thai chậm phát triển, chết lưu trong tử cung

– Đẻ non

– Tử vong chu sinh

4. Làm thế nào để hạn chế biến chứng xấu của tiền sản giật

Trên thực tế là nhiều mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ, các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Khi đi khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra huyết áp, siêu âm, đo nước ối, xét nghiệm nước tiểu để tìm protein và đánh giá tình trạng của thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên làm xét nghiệm non-stress test để theo dõi nhịp tim của con khi di chuyển trong tử cung.

Huyết áp của mẹ được xem là tăng khi huyết áp tâm trương lớn hơn 90 và huyết áp tâm thu lớn hơn 140. Điều này có nghĩa là mẹ có nguy cơ sinh non hoặc thai lưu, gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nếu được chẩn đoán có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, các mẹ sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn. Nếu thấy nguy cơ xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu sinh con sớm hơn dự kiến.

Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể dẫn tới những biến chứng như sản giật, co giật, đột quỵ khiến mẹ hoặc cả hai mẹ con tử vong. Quan trọng hơn cả tiền sản giật là một trong những nhân tố làm gia tăng bệnh tuyến giáp, đột quỵ, đái tháo đường và bệnh tim sau này. Vì vậy, nếu chị em thấy mình xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và lên phương án điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các chị em hiểu rõ “Tiền sản giật là như thế nào?”. Để chủ động phòng ngừa căn bệnh này, chị em nên đi khám thai định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *