Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai sản cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến việc bị tiền sản giật nên ăn gì để tình trạng bệnh không nghiêm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Tiền sản giật nên ăn gì tốt nhất?
1. Chế độ ăn cho người bị tiền sản giật
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng, tiền sản giật là sự xuất hiện cao huyết áp với protein niệu và (hoặc) phù do thai nghén. Tiền sản giật thường xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau khi sinh 6 tuần. Tuy nhiên, có trường hợp tiền sản giật phát triển sớm.
Tiền sản giật chiếm khoảng 5-10% và sản giật chiếm khoảng 0,2-0,5% phụ nữ mang thai.
Phát hiện sớm tiền sản giật sẽ giúp mẹ tránh được những biến chứng nguy hiểm.
2. Nhu cầu năng lượng của mẹ bầu bị tiền sản giật
3 tháng đầu thai kỳ: Năng lượng = 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 50 kcal
3 tháng giữa thai kỳ: Năng lượng = 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 250 kcal
3 tháng cuối thai kỳ: Năng lượng = 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 450 kcal
Trong đó
Glucid: 55-60%
Protein : 15-20% (protein động vật > 50%)
Lipid: 20-25%: (acid béo không no chiếm 2/3)
Chất xơ: 28g/ ngày
Muối:
Đầy đủ vitamin và vi chất dinh dưỡng: Sắt, acid folic, Ca, Mg
Lượng nước rút bớt không quá 1 lít/ngày
Mẹ bầu bị tiền sản giật cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
3. Thực phẩm mẹ bầu bị tiền sản giật nên ăn
Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, nên chọn gạo lức, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát.
Các thực phẩm giàu đạm động vật, ít béo, giàu sắt và canxi như thịt nạc, tôm cá nạc, cua…
Các chất béo như bơ động vật, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu điều, dầu mè, dầu hạnh nhân, hướng dân, hạt điều, trứng, thực phẩm từ đậu nành, quả óc chó, omega-3 trong các loại cá.
Ăn nhiều loại rau xanh, đặc biệt là những rau giúp nhuận tràng như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay.
Bổ sung nhiều loại trái cây như thanh long, cam, bưởi, đu đủ chín, chuối… vào thực đơn.
Ăn các loại sữa ít béo và những chế phẩm từ sữa như sữa chua.
Những thực phẩm hạn chế
Nội tạng động vật
Mỡ và bơ động vật
Những loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, gừng, ớt
Những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, các loại nước ngọt
Tìm hiểu thêm: Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm tái, sống.
4. Thực phẩm không nên dùng
Thực phẩm chế biến sẵn: ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, hạt nêm.
Dưa, cà muối
Các loại quả sấy khô
Rượu, bia, nước ngọt có ga
Thực phẩm tái, sống như trứng trần, gỏi…
Những mẹ bầu bị tiền sản giật cũng nên hạn chế ăn các món rán, quay, xào, hạn chế sử dụng các loại quả ép, xay sinh tố mà nên ăn cả thịt quả để có chất xơ.
5. Ăn gì để phòng tiền sản giật?
Mẹ bầu nên bổ sung 7 dưỡng chất dưới đây để phòng tiền sản giật ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ:
Selenium: đây là một khoáng chất mà nếu thiếu hụt, mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật. Mẹ bầu nên duy trì đủ lượng selenium (dư thừa có thể nguy hiểm) để phòng bệnh. Các loại hạt Brazil, cá ngừ, một số hải sản có vỏ, trứng và ngũ cốc là nguồn cung selenium.
Magie: tỷ lệ magie hợp lý cho các mẹ bầu là khoảng 6mg/kg trọng lượng cơ thể. Mẹ bầu hãy ăn nhiều rau xanh, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa, sô cô la để hấp thu magie nhé.
Canxi: giúp thai nhi phát triển xương và răng, giảm nguy cơ huyết áp cao cho mẹ, ngăn ngừa tiền sản giật. Chất này có nhiều trong thịt bò, súp lơ xanh, sữa, sữa chua, nước cam, tôm, cua, ranh xanh, ngũ cốc, trứng, cá hồi, cá thu (nên ăn ít vì chứa thủy ngân).
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Cấy que tránh thai có tác dụng phụ gì?
Tăng cân quá đà cũng là một biểu hiện của tiền sản giật.
Vitamin D: những thai phụ thiếu vitamin D giai đoạn đầu thai kỳ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 5 lần bình thường. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, trứng và nấm, bơ thực vật, ngũ cốc, sữa các sản phẩm từ sữa.
Vitamin C: những mẹ bầu có mức vitamin C trong máu thấp có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp 2-3 lần so với những người khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ bầu hãy nạp nhiều hoa quả tươi và các loại rau xanh chứa nhiều vitamin C.
Vitamin B, axit folic: một chế độ ăn giàu vitamin B và axit folic giúp làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Những thực phẩm giàu axit folic gồm bông cải xanh, rau bina, cải xoăn và măng tây.
Vitamin E: bên cạnh các dưỡng chất trên, vitamin E cũng góp phần ngăn ngừa tiền sản giật ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E gồm dưa đỏ, kiwi, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, lòng đỏ trứng gà, cá mòi, cà chua…
Để phòng ngừa và phát hiện sớm tiền sản giật, mẹ bầu hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám trong suốt thai kỳ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay gặp vấn đề gì về thai sản, các mẹ có thể đến với bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi tới đường dây nóng 1900 55 88 92 để được trợ giúp nhé.
Xem thêm
>> Tiền sản giật khi mang thai
> Tiền sản giật sau sinh
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.