Tiền sản giật thai kỳ là gì chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc của nhiều phụ nữ đang mang thai. Đây là tình trạng thường xuất hiện vào khoảng giai đoạn nửa sau thai kỳ có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây về hội chứng tiền sản giật thai kỳ để có cách can thiệp và điều trị kịp thời nhé.
Bạn đang đọc: Tiền sản giật thai kỳ là gì và những điều mẹ bầu nên lưu ý
1. Khái niệm tiền sản giật thai kỳ là gì?
Tiền sản giật thai kỳ là một hội chứng rối loạn thai nghén do huyết áp tăng cao và dễ gây các biến chứng tổn thương đến các cơ quan khác như gan, thận…Tình trạng này thường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Đây là một biến chứng sản khoa nguy hiểm với tỉ lệ mắc phải khoảng 5% ở những phụ nữ mang thai có thể gây tử vong cho mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời.
Tiền sản giật thai kỳ là gì được định nghĩa là hội chứng rối loạn thai nghén đặc trưng bởi huyết áp cao.
2. Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tiền sản giật thai kỳ là gì?
2.1. Yếu tố nguy cơ tiền sản giật thai kỳ
Các yếu tố thường gặp sau đây tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật thai kỳ có thể kể đến như sau:
– Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người thân từng bị tiền sản giật thai kỳ sẽ có khả năng bạn mang gen di truyền dễ mắc phải hội chứng này hơn.
– Đây là lần đầu tiên bạn mang thai hoặc bạn đang mang đa thai đa ối thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường.
– Sắc tộc, màu da: Phụ nữ chủng tộc da đen, đặc biệt là sống ở các nước kém phát triển thì khả năng bị bệnh này nhiều hơn so với các chủng tộc khác.
– Độ tuổi: Đối với những mẹ bầu mang thai vào độ tuổi quá sớm hoặc quá muộn đều có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
– Tình trạng cân nặng không kiểm soát, bạn bị thừa cân hoặc béo phì.
– Bệnh lý kèm theo: Một số bệnh lý trước khi mang thai như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn đông máu sẽ tăng nguy cơ cao mắc bệnh này hơn gấp nhiều lần hơn so với người bình thường.
2.2. Nguyên nhân gây nên tiền sản giật thai kỳ
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào làm rõ nguyên nhân chính xác gây nên tiền sản giật thai kỳ. Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia cho rằng nó xuất phát từ lượng máu cung cấp cho nhau thai không đủ. Các mạch máu này thường có kích thước hẹp hơn so với bình thường có thể do bị tổn thương mạch máu hoặc bị rối loạn đông máu. Vì vậy nó không đáp ứng đủ để kích thích nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Một giả thiết khác đặt ra có thể do rối loạn nội tiết tố ở mẹ bầu gây nên nhiễm độc thai nghén ở cuối thai kỳ và xảy ra hiện tượng tiền sản giật.
3. Dấu hiệu tiền sản giật thai kỳ là gì?
3.1. Dấu hiệu tiền sản giật thai kỳ đặc trưng:
Đối với phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sẽ có ba dấu hiệu chính đặc trưng sau đây:
– Huyết áp cao đột ngột: Đối với người lớn bình thường huyết áp lí tưởng sẽ có huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Tuy nhiên đối với phụ nữ khi bị tiền sản giật huyết áp bỗng tăng cao đột ngột lớn hơn 140/90mmHg. Để có kết quả chính xác ta nên đo 2 lần cách nhau ít nhất 5 giờ. Đặc biệt, khi huyết áp tăng lên đến 160/110 mmHg thì cần lập tức dùng thuốc hạ áp kịp thời để tránh các biến chứng về sau.
– Protein niệu: Kết quả được chuẩn đoán là protein niêu khi trong mẫu nước tiểu được lấy ngẫu nhiên có lượng protein lớn hơn 0,5g/l.
– Phù nề: Bạn cần phân biệt giữa phù sinh lý và phù do protein niệu để có dự đoán chính xác mình có nguy cơ bị tiền sản giật hay không? Bình thường phù sinh lý khi mang thai chỉ phù nhẹ ở chân thường vào buổi chiều tối và sẽ hết vào ngày hôm sau. Còn đối với phù do tiền sản giật sẽ là phù trắng, mềm, ấn vào bị lõm đồng thời phù toàn thân đặc biệt ở mặt, tay và mu bàn chân.
3.2. Dấu hiệu tiền sản giật thai kỳ không đặc trưng:
Ngoài các dấu hiệu đặc trưng trên còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác kèm theo như sau:
– Người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống;
– Mắt cảm thấy bị mờ, không còn nhìn rõ mọi thứ xung quanh.
– Đi tiểu với lượng nước tiểu ít hơn so với ngày thường.
– Đau đầu, dễ bị chóng mặt, nôn mửa
– Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đặc biệt là vùng thượng vị.
– Trong trường hợp nặng, chức năng gan thận suy giảm kèm theo tràn dịch màng bụng, màng phổi.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn II
Tiền sản giật thai kỳ dễ gây chóng mặt, mệt mỏi.
4. Biến chứng tiền sản giật thai kỳ
4.1 Tiền sản giật gây hại đối với mẹ bầu:
– Nguy cơ sản giật cao: Tiền sản giật nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị sản giật cao. Đây được coi là biến chứng sản khoa nguy hiểm, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ bầu.
– Ảnh hưởng đến tim mạch: Khi bị tiền sản giật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề về mạch máu và tim mạch. Theo thực tế cho thấy, người bị tiền sản giật thì khả năng mắc các bệnh về tim mạch sau này sẽ cao hơn so với người bình thường.
– Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Tiền sản giật thai kỳ dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, phổi, thị giác, thần kinh. Chức năng của các cơ quan này sẽ suy giảm một cách rõ rệt.
– Gây ra hội chứng HELLP: Đây là hội chứng của các hiện tượng như tán huyết, lượng tiểu càu giảm, men gan cao rõ rệt xảy ra vào giai đoạn nặng của tiền sản giật thai kỳ. Đây là biến chứng cực nguy hiểm có thể gây tổn thương đến hàng loạt các cơ quan khác, thậm chí gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
4.2. Tiền sản giật gây hại đối với thai nhi:
– Hạn chế sự phát triển của thai nhi: Tiền sản giật gây ảnh hưởng đến mạch máu vận chuyển đến nhau thai nuôi bào thai. Khi nhau thai không còn được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
– Sinh thiếu tháng, rau bong sớm: Tiền sản giật tác động đến mạch máu nhau thai lâu ngày dễ bị vỡ nhau thai, gây tán huyết nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Vì vậy nếu bạn bị ở mức độ nặng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiếu tháng để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
– Thai nhi chết lưu, sẩy thai: Biến chứng nghiêm trọng nhất của tiền sản giật đối với thai nhi đó là thai chết lưu ngay từ khi còn trong bụng mẹ do tình trạng thiếu máu, oxy nuôi dưỡng thai nhi hoặc bong rau non.
>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng
Tiền sản sản giật thai kỳ gây nên các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng mẹ và bé.
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật thai kỳ. Vì vậy, để có được giai đoạn thai kỳ luôn được khỏe mạnh, các mẹ bầu nên chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ nghỉ ngơi, vận động phù hợp để phòng tránh tiền sản giật thai kỳ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.