Xơ gan cổ chướng là tình trạng suy giảm chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây tụ dịch ổ bụng, giãn tĩnh mạch thực quản… nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp xúc với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không? Các con đường lây nhiễm bệnh, bài viết TCI cung cấp dưới đây sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn.
Bạn đang đọc: Tiếp xúc với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?
Xơ gan cổ trướng chèn ép các cơ quan nội tạng, làm người bệnh đau đớn
1. Xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng là tình trạng dịch tràn ra ngoài màng tế bào, tích tụ dịch trong ổ bụng. Các tế bào gan bị xơ hóa không thể tổng hợp được protein, kết hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, albumin trong máu giảm dần, khiến nước và các thành phần khác tràn vào khoang bụng, gây phù nề. Dịch tích tụ ngày càng nhiều, khiến bụng phình to, mạch máu nổi rõ trên da bụng. Dịch này chứa một lượng lớn là protein dạng albumin, màu vàng nhạt thoát ra ngoài. Tụ dịch ổ bụng, chèn ép vào các hệ cơ quan, gây tăng áp lực ổ bụng, người bệnh khó thở, đi lại khó khăn.
2. Xơ gan cổ trướng nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan cổ trướng thường gặp như:
2.1 Virus viêm gan
Virus viêm gan A, B, C tấn công tế bào gan, gây xơ hóa, suy giảm chức năng gan, phá hủy tế bào gan, đặc biệt là trong giai đoạn virus hoạt động.
2.2 Nhiễm trùng
Nhiễm trùng huyết gây suy giảm miễn dịch cơ thể. Đồng thời, vi khuẩn virus tấn công cũng khiến người bệnh suy giảm chức năng gan, nguy cơ gây xơ gan cổ trướng.
2.3 Rượu bia
Rượu bia, đồ uống có cồn khiến tình trạng xơ gan cổ trướng tăng cao. Theo thống kê, có tới 72% nam giới bị xơ gan cổ trướng liên quan đến rượu bia. Chất độc sau khi đào thải rượu bia ra khỏi cơ thể tích tụ, lắng đọng ở gan, lâu dần gây xơ gan, suy giảm chức năng gan.
2.4 Lạm dụng thuốc
Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, gây tăng men gan, xơ hóa gan. Một số người có thói quen tự ý mua thuốc về dùng như: kháng sinh, kháng viêm, ức chế thần kinh, an thần…
2.5 Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt quá ngưỡng bình thường, trên 5% so với trọng lượng gan. Lâu dần, hình thành các điểm xơ hóa.
2.6 Nhiễm độc
Một số hóa chất gây độc cho gan như chì, đồng, thạch tím, asen, CO… những hóa chất này gây độc cho gan, gây tắc mật, xơ gan. Người bệnh xơ gan do nhiễm độc, tỷ lệ diễn biến chuyển sang cổ trướng khá nhanh, nguy cơ tử vong cao.
Tìm hiểu thêm: Cách khám xơ gan pháp điều trị bệnh kịp thời
Nói chuyện với người xơ gan cổ trướng không lây nhiễm bệnh
3. Tiếp xúc với người bệnh xơ gan cổ trướng liệu có lây không?
Xơ gan cổ trướng lây nhiễm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chia làm 2 nhóm chính:
3.1 Nhóm không lây nhiễm
– Rượu bia
– Nhiễm độc CO, thạch tím, than, chì, đồng…
– Bệnh lý chuyển hóa: ứ đồng, ứ sắt, viêm gan tự miễn, lupus…
– Lạm dụng thuốc: kháng sinh, kháng viêm, corticoid, an thần, ức chế thần kinh… không theo chỉ định bác sĩ.
3.2 Nhóm lây nhiễm
– Nhiễm virus viêm gan A, B, C
– Nhiễm ký sinh trùng sán lá gan
4. Con đường lây nhiễm xơ gan cổ trướng là từ đâu?
Tùy theo nguyên nhân là gì, xơ gan cũng có thể lây theo các con đường dưới đây:
4.1 Mẹ lây sang con
Mẹ bị viêm gan B, C truyền sang cho con trong quá trình sinh nở. Khi chuyển dạ, cơ thắt tử cung co làm mạch máu nơi bám nhau thai cũng co thắt theo, khiến máu người mẹ tiếp xúc với máu người con. Hoặc trong quá trình cho con bú, ti mẹ bị nứt cổ gà, chảy máu, thì đây cũng là nguyên nhân lây nhiễm sang con.
4.2 Tình dục không an toàn với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không
Trong quá trình giao hợp, cọ xát có thể gây chảy máu niêm mạc, gây lây nhiễm virus từ người này sang người khác nếu không sử dụng bao cao su.
4.3 Phơi nhiễm máu với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không
Một số người có thói quen sử dụng chung đồ cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay… có thể lây nhiễm virus từ người bệnh sang người lành mà không hề hay biết. Trường hợp nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu dịch, nhân viên dọn vệ sinh… cũng là đối tượng nguy cơ cao có thể nhiễm virus do tiếp xúc trực tiếp với máu dịch người bệnh.
Xơ gan lây từ người này qua người khác qua đường máu, dịch tiết chứa virus. Dịch này có thể là dịch ổ bụng vỡ ra, tiếp xúc trực tiếp với da người lành đang bị tổn thương hoặc niêm mạc. Những hành động ôm ấp, chăm sóc, ăn uống cùng, ngủ cùng nhưng không quan hệ, chạm vào nhau, nói chuyện… không có nguy cơ lây nhiễm. Hãy hiểu đúng đường lây nhiễm để có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với người bệnh. Tránh hắt hủi, xua đuổi làm tổn thương tâm lý người bệnh, dễ khiến người bệnh rơi vào trầm cảm, u uất, bệnh tình sẽ càng nặng thêm.
5. Xơ gan cổ trướng liệu có nguy hiểm
Tỉ lệ tử vong ở xơ gan cổ trướng khá cao, chiếm đến 90% nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Giai đoạn xơ gan cổ trướng, tế bào gan đã bị tổn thương rất nhiều, suy giảm chức năng gan trầm trọng, diễn biến hình thành tế bào ung thư khá cao, tiên lượng nặng.
Dịch tích tụ trong ổ bụng, gây chèn ép vào các cơ quan nội tạng bên cạnh, tăng áp lực ổ bụng. Lúc này, cơ hoành bị đẩy lên cao, bệnh nhân khó khăn trong hô hấp, đặc biệt là khi nằm đầu thấp. Dịch tích tụ trong ổ bụng lâu ngày gây nên tình trạng:
– Nhiễm trùng
– Giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày, lách
– Gây chảy máu ồ ạt khó cầm, sốc mất máu
– Hôn mê gan
– Hội chứng gan thận, hội chứng não – gan, ung thư gan…
– Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, suy dinh dưỡng
– Suy thận
– Viêm phúc mạc do nhiễm trùng
– Xuất huyết dưới da, hiện tượng sao mạch
– Tiêu chảy
>>>>>Xem thêm: Viêm gan B mãn tính: Biến chứng nguy hiểm và phòng tránh
Siêu âm kiểm tra định kỳ giúp phát hiện phòng tránh xơ gan cổ trướng
6. Chẩn đoán xơ gan dựa vào đâu?
Để chẩn đoán phân biệt xơ gan cổ trướng, bác sĩ sẽ kết hợp khám thực thể lâm sàng, tìm điểm đau khu trú, tổn thương thực thể. Đồng thời, cho làm cận lâm sàng để phục vụ chẩn đoán xác định được chính xác hơn.
6.1 Xét nghiệm máu
Một số chỉ số xét nghiệm sẽ biến đổi bất thường, cảnh báo tình trạng xơ gan cổ trướng: protid trong máu giảm, albumin giảm, đông máu kém, prothrombin giảm, Cholesterol máu giảm…
6.2 Siêu âm
Dưới hình ảnh siêu âm thấy gan nhỏ, bờ không đều, tổn thương nhiều, có hình răng cưa, dạng nốt. Biểu hiện rõ thấy giãn tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, rốn giãn, thuyên tắc tĩnh mạch cửa.
6.3 CT, MRI
Bệnh nhân được chỉ định chụp MRI có thuốc cản quang để nhìn rõ tình trạng
6.4 Sinh thiết
Một số trường hợp bệnh nhân phải được thực hiện sinh thiết, để chẩn đoán xác định và phân loại nguyên nhân, thể bệnh.
Khi bệnh nhân diễn biến sang giai đoạn xơ gan cổ trướng, thường tiên lượng nặng. Bệnh nhân cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Bệnh không lây qua hô hấp, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Bệnh chỉ lây qua máu dịch, chất tiết, dịch của bệnh nhân có chứa virus gây bệnh truyền trực tiếp sang người lành. Hãy có thái độ đúng khi chăm sóc người bệnh, để giúp người bệnh hòa đồng và không bị tủi thân, tự trách, trầm cảm khi ở cùng người xung quanh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.