Tiêu chảy cấp ở trẻ: 5 sai lầm điều trị rất hay mắc

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm. Nhưng trẻ nhỏ bị tiêu chảy nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh dễ trở nặng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bé thậm chí có thể tử vong chỉ vì tiêu chảy. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay 5 sai lầm điều trị tiêu chảy cho trẻ mà nhiều bố mẹ thường mắc phải.

Bạn đang đọc: Tiêu chảy cấp ở trẻ: 5 sai lầm điều trị rất hay mắc

1. Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp sai cách dễ gây hậu quả nghiêm trọng

Tiêu chảy cấp là một bệnh đường tiêu hóa, phổ biến hơn ở đối tượng trẻ nhỏ. Một phần cũng bởi hệ miễn dịch của bé còn yếu nên dễ nhiễm bệnh.

Trẻ mắc tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như lây nhiễm rotavirus, vi khuẩn, ngộ độc, tác dụng phụ khi dùng kháng sinh… Triệu chứng xuất hiện nhanh nhất và rõ nhất là trẻ đi ngoài ra phân lòng rất nhiều lẫn mỗi ngày. Một số bé còn có thêm biểu hiện như: đau bụng, nôn, sốt…

Tiêu chảy cấp ở trẻ: 5 sai lầm điều trị rất hay mắc

Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp sai cách dễ gây hậu quả nguy hiểm

Trẻ tiêu chảy cần được điều trị và chăm sóc đúng cách. Như vậy các triệu chứng của bệnh tiêu chảy sẽ nhanh thuyên giảm và chóng khỏi bệnh. Ngược lại nếu chăm sóc sai cách, tình trạng bệnh của bé sẽ nhanh trở nặng và có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe:

– Mất nước và thiếu hụt điện giải nghiêm trọng do bé đi ngoài quá nhiều;

– Tụt cân nhanh dẫn tới suy dinh dưỡng;

– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt dễ rơi vào hôn mê sâu;

– Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.

2. 05 sai lầm bố mẹ dễ mắc khi chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

Thường thì trẻ mắc tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ, bố mẹ chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà vài ba ngày là khỏi. Nhưng nếu không có đầy đủ kiến thức thức chăm sóc bé mắc tiêu chảy tại nhà đúng cách, bố mẹ dễ mắc sai lầm và khiến bệnh của con thêm năng hơn. Dưới đây là 5 sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi chăm con mắc tiêu chảy:

2.1. Cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy

Con bị tiêu chảy đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần, không ít bố mẹ lo lắng nên đã tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy. Đây là sai lầm nghiêm trọng mà mọi phụ huynh cần tránh.

Thực tế, việc trẻ bị tiêu chảy đi ngoài ra phân lỏng cũng là cách cơ thể bé đẩy chất độc hay vi khuẩn ra khỏi người mình. Bố mẹ hoàn toàn không cần cho con uống thuốc cầm tiêu chảy.

Hơn thế, hầu hết các thuốc cầm tiêu chảy hiên nay đều tác động làm giảm nhu động ruột, gây liệt ruột để phân không được đẩy ra ngoài. Nếu phân bị ứ trệ trong cơ thể bé lâu còn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa. Bệnh tiêu chảy ở trẻ vì thế dễ trở nặng và khó xử lý hơn.

2.2. Cho trẻ uống thuốc chống nôn domperidone

Nhiều trẻ bị tiêu chảy sẽ xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn và nôn. Sau đó, bố mẹ đã rất nhanh chóng mua thuốc chống nôn domperidone để giúp con xử lý triệu chứng này.

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản co thắt ở trẻ em và cách điều trị

Tiêu chảy cấp ở trẻ: 5 sai lầm điều trị rất hay mắc

Bố mẹ không tự ý cho trẻ tiêu chảy uống thuốc chống nôn domperidone

Theo các bác sĩ Thu Cúc TCI, bố mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị triệu chứng cho con như vậy. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, trẻ mắc tiêu chảy không thể tự ý uống thuốc chống nôn domperidone. Vì thuốc này có thể khiến bệnh tình của bé thêm nặng hơn. Mặt khác, domperidone còn có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm lên tim mạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe của bé.

2.3. Dùng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy cho bé

Thuốc kháng sinh có thể trị bách bệnh là suy nghĩ của không ít bố mẹ. Nhưng sự thật thì không phải thế.

Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh chỉ có thể giúp hỗ trợ điều trị nếu bé tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn mà thôi. Nếu trẻ mắc tiêu chảy do các nguyên nhân khác thì kháng sinh đều không có tác dụng. Thậm chí, bé tiêu chảy có thể còn bị tác dụng phụ từ kháng sinh. Ví dụ như: rối loạn trong đường tiêu hóa, tăng nguy cơ kháng kháng sinh…

2.4. Bổ sung men tiêu hóa cho bé

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều bố mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung men tiêu hóa cho con. Đây là một sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khi chăm sóc và điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà.

Men tiêu hóa không hề có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy. Hơn thế, nếu bố mẹ tự ý cho con mắc tiêu chảy uống men tiêu hóa còn dễ khiến bé bị mất nước nhiều hơn và bệnh nhanh trở nặng hơn.

2.5. Kiêng cữ quá mức với trẻ tiêu chảy

Giảm khẩu phần ăn để bé không bị đi ngoài nhiều, nên kiêng cữ đồ tanh (tôm, cá…) khi bé mắc tiêu chảy… Tất cả đều là những quan điểm, kiêng cữ hết sức sai lầm với trẻ mắc tiêu chảy.

Trẻ tiêu chảy dễ bị mất nước, thiếu hụt điện giải, cơ thể mệt mỏi… Khi này, bố mẹ càng phải chú ý bổ sung thêm nước và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Như vậy, con sẽ mau khỏe lại hơn.

Từ 5 sai lầm bố mẹ hay mắc phải khi chăm sóc bé bị tiêu chảy kể trên, chúng ta có thể nhận thấy thực tế rằng: Rất nhiều phụ huynh đang lạm dụng thuốc để chữa bệnh cho con. Trong khi đó, trẻ em là đối tượng sức khỏe và sức đề kháng còn yếu. Bé dễ mắc bệnh và bệnh nhanh chuyển nặng. Bất kì thuốc gì khi đưa vào cơ thể đều cần được được chỉ định cách dùng và liều lượng từ bác sĩ thì mới đảm bảo an toàn.

3. Làm thế nào để chăm sóc bé mắc tiêu chảy đúng cách?

Tiêu chảy cấp ở trẻ: 5 sai lầm điều trị rất hay mắc

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh ho ở trẻ em

Bố mẹ cần cho trẻ tiêu chảy cấp đi khám bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu trở nặng

Để chăm sóc bé tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách, bố mẹ nên nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:

– Bù nước và bù điện giải cho bé. Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên, bởi hầu hết trẻ tiêu chảy đều bị mất nước và thiếu hụt điện giải. Các bố mẹ có thể cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, đồng thời bổ sung đồ ăn lỏng và cho bé uống thêm Oresol áp lực thẩm thấu thấp.

– Chế độ ăn cần đầy đủ dinh dưỡng. Bố mẹ nên điều chỉnh bữa ăn của bé có đủ cả 4 nhóm dinh dưỡng gồm là: bột đường, đạm, chất béo cùng vitamin và khoáng chất.

– Bổ sung kẽm nguyên tố đủ 14 ngày. Bộ Y tế khuyến cáo, trẻ bị tiêu chảy nên được bổ sung kẽm để tăng hiệu quả điều trị. Kẽm cũng giúp giảm mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, bé mau hồi phục hơn.

– Hạn chế tối đa đồ ngọt có đường. vì đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.

– Riêng bé dưới 6 tháng tuổi khi mắc tiêu chảy nên được đưa đi khám luôn, vì hệ miễn dịch của bé còn yếu, cần được bác sĩ khám và chỉ định cách điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, các bé tiêu chảy cấp nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, trở nặng, bố mẹ hãy nhanh chóng cho con đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *