Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì vậy cần tìm hiểu rõ tiểu đường thai kỳ, làm sao để kiểm soát?
Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ, làm sao để kiểm soát
1.Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ
Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ thường khó phát hiện tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, bệnh tiểu đường type 1, type 2 có xuất hiện một số triệu chứng như:
- Thường xuyên khát nước.
- Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc chống khuẩn thông thường.
- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
2.Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Khám phụ khoa cho bà bầu tại Bệnh viện Thu Cúc
Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.
3.Tiểu đường thai kỳ làm sao để kiểm soát?
Bạn có thể kiểm soát lượng đường huyết bằng những cách dưới đây:
Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo
Các bà mẹ thường có xu hướng ăn gấp đôi để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên tránh ăn quá nhiều những sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chuyên gia khuyến nghị hạn chế hấp thu thực phẩm chiên rán và nên ăn nhiều chất béo không bão hòa như dầu oliu và các loại hạt.
Chia nhỏ bữa ăn
Tránh ăn 2-3 bữa lớn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để bạn có thể ăn cả ngày. Ăn các bữa nhỏ hơn trong ngày đảm bảo sự bổ sung dinh dưỡng liên tục cho thai nhi đang phát triển và ngăn ngừa dao động hàm lượng đường huyết. Mẹ bầu có thể xin ý kiến tư vấn bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt hơn.
Hạn chế đồ ăn ngọt
Bạn có thể thèm đồ ăn ngọt sau mỗi bữa ăn tuy nhiên nên hạn chế những đồ ăn này. Đồ ngọt có thể làm tăng hàm lượng đường huyết một cách đột ngột, do vậy có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé.
Vận động đúng cách
Có một hiểu lầm phổ biến là không được tập luyện và hạn chế hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai. Thực tế là tập luyện ở mức trung bình như đi bộ 40 phút hàng ngày giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ uống sữa đậu nành được không?
Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên chú ý thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được làm xét nghiệm và nhận những lời tư vấn của bác sĩ về điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp tốt cho mẹ và bé.