Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng nhiều lo lắng của mẹ. Bên cạnh việc phải chuẩn bị các yếu tố về tâm lý, sẵn sàng các hành trang để đón bé yêu trào đời, mẹ còn phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề về sức khỏe của bản thân cũng như của “thiên thần” trong suốt chín tháng mười ngày mang thai. Hiện nay, một vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải đó là tiểu đường thai kỳ. Nếu lượng đường huyết trong máu không kiểm soát tốt trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể phải đối mặt với các biến chứng vô cùng lớn như sảy thai, thai chết lưu, hoặc có trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới phát hiện mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ.

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai hiện nay

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Ước tính ở Việt Nam có khoảng 6 – 9% phụ nữ mang thai mắc tiểu bệnh đường thai kỳ lần đầu mang thai. (ảnh minh họa)

Theo một số thống kê cho biết, có khoảng 6 – 9% phụ nữ mang thai ở Việt Nam mắc tiểu đường thai kỳ, đó là chỉ tính riêng những người được phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ lần đầu tiên khi mang thai. Còn những người đã từng bị tiểu đường trước đó khi có thai thì không được gọi là mắc tiểu đường thai kỳ mà khi này được gọi là “tiểu đường ở phụ nữ có thai”.

Thông thường 90% các trường hợp mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh em bé nếu như được theo dõi và thăm khám đầy đủ với bác sĩ. Nhưng về lâu dài, mẹ có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn so với người không bị mắc.

Bệnh thường xuất hiện ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Và để sàng lọc không hề khó, các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguy cơ mắc bệnh ở mẹ và đưa ra thời điểm cũng như các thức chẩn đoán bệnh.

Khi nào cần sàng lọc tiểu đường thai kỳ?

Để sàng lọc lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai, các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguy cơ.

  • Những phụ nữ có nguy cơ cao như: đã bị tiểu đường thai kỳ, tiền sư đẻ con to (trên 4kg), gia đình có người bị tiểu đường, phụ nữ thừa cân béo phì, tuổi trên 35,.. thì phải sàng lọc ngay từ lần khám thai đầu tiên.
  • Những người có nguy cơ trung bình như: không bị tiểu đường thai kỳ, tiền sử gia đình nhà không có ai bị tiểu đường, cân nặng vừa phải thì cần sàng lọc ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Sàng lọc tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về quy trình tầm soát ung thư phổi để bớt lo lắng

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Đánh giá lượng đường trong máu không khó, tuy nhiên bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn và có biện pháp điều chỉnh cũng như phòng ngừa sớm. (ảnh minh họa)

Để sàng lọc hay đánh giá hàm lượng đường trong máu, bác sĩ sẽ sử dụng nghiệm pháp tăng đường huyết bằng cách cho mẹ uống 75g glucose pha trong 250mL nước và tiến hành đo đường huyết tại 3 thời điểm là trước uống, sau uống 1h và sau uống 2h. Những trường hợp có ít nhất 1 kết quả đo đường huyết trước uống ≥ 5,1ml/l, đường huyết sau uống 1h ≥ 10,0 và sau 2h  ≥ 8,5mmol/l được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Đau bụng trên bên phải do đâu?

Mẹ bầu mắc đái tháo đường thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. (ảnh minh họa)

Mặc dù có đến 90% mẹ bị đái tháo đường có thể hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên tiểu đường nguy hiểm vì ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, đặc biệt là thời kỳ đầu khi mang thai.

Các nguy cơ của bệnh mà mẹ phải đối mặt nếu như không theo dõi và kiểm soát tốt lượng đường huyết trong suốt quá trình mang thai đó là:

  • Với những tuần đầu có thể gây sảy thai, thai lưu, có nhiều trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới được phát hiện bị tiểu đường.
  • Một số trường hợp thai đã 37 – 38 tuần bị chết lưu, và mẹ bị hôn mê do chỉ số đường huyết quá cao mà không được tầm soát dù người mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ cao.
  • Lượng đường trong quá trình mang thai cao còn có thể gây ra một số biến chứng như dị tật cho thai, đặc biệt là dị tật về tim mạch, thần kinh, thai to… Đối với mẹ có thể gặp phải nguy cơ đa ối, bệnh tiểu đường về sau.

Cho đến nay có 3 phương pháp chính để can thiệp vào nhóm này là thay đối lối sống, sử dụng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên để được chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị phù hợp, mẹ cần thăm khám sớm với bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *