Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Mía cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ bầu và là thức uống tự nhiên lành mạnh được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, với làm lượng đường cao, nước mía vẫn luôn khiến các mẹ bầu e dè, nhất là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không? 

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu nên bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thì khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều phải lưu ý đến hàm lượng đường trong đó, đặc biệt là những thực phẩm có vị ngọt như nước mía.

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không là thắc mắc của rất nhiều bà bầu

Nước mía chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, loại thức uống này lại có hàm lượng đường và hàm lượng carbohydrate rất cao. Theo nghiên cứu, trong 240ml nước mía có khoảng 183 calo, 50g đường (tương đương 12 muỗng cà phê đường) và 0-13g chất xơ. Điều này có nghĩa là lượng đường ở trong nước mía cao hơn nhiều so với tổng lượng đường mà được khuyến cáo nạp vào cơ thể mỗi ngày (từ 6-9 muỗng cà phê).

Bởi vì nước mía có hàm lượng đường cao như vậy, nên mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía để hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Thay vào đó, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên uống các loại đồ uống giàu carbohydrates phức tạp để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, giúp điều hòa chỉ số đường huyết. Chẳng hạn như nước cam, nước ép táo, nước ép lê và nước ép ổi.

Bà bầu nên uống nước mía như thế nào trong các giai đoạn của thai kỳ?

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như phát huy tối đa công dụng của nước mía, mẹ bầu cần uống loại nước này một cách khoa học trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Ba tháng đầu của thai kỳ

Những cơn ốm nghén hành hạ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy, nước mía chính là giải pháp hoàn hảo giúp mẹ bầu nạp thêm năng lượng và đánh bay cơn ốm nghén khó chịu.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 150ml nước mía, và chia nhỏ thành 2 – 3 lần. Để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa cảm cúm, mẹ bầu có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng vào trong nước mía.

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Mẹ bầu nên uống nước mía một cách khoa học và hợp lý trong suốt 9 tháng thai kỳ

Ba tháng giữa của thai kỳ

Nước mía là thức uống lành mạnh, giàu năng lượng, có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt và xua tan mệt mỏi. Tuy nhiên, vì nước mía có hàm lượng đường khá cao, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn thai nhi, mẹ bầu chỉ nên uống loại nước này 2 – 3 lần/ tuần. Bên cạnh đó, vị ngọt của nước mía còn dễ gây cho mẹ bầu cảm giác no ngang, giảm khẩu bị khi tới bữa ăn chính nên mẹ bầu cũng không nên uống nước mía gần bữa ăn chính.

Ba tháng cuối của thai kỳ

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh ung thư vú và cách điều trị

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, cứ 2 ngày mẹ bầu nên uống 1 cốc nước mía, mỗi cốc khoảng 200ml

Trong ba tháng cuối của thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi tăng cao do thai nhi phát triển mạnh mẽ về cân nặng ở giai đoạn này. Chính vì thế mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn so với những tháng trước đó, liều lượng uống cụ thể: 2 ngày/1 cốc, mỗi cốc khoảng 200ml.

Tác dụng của nước mía đối với bà bầu

Khi dùng với liều lượng hợp lý, nước mía sẽ có rất nhiều lợi ích với mẹ bầu, cụ thể như sau:

Cung cấp protein

Vì nước mía chứa hàm lượng protein khá cao, nên có thể đáp ứng đủ lượng protein cần thiết cho mẹ bầu lẫn thai nhi. Nhờ vậy, bé có thể phát triển một cách toàn diện, nhất là các tế bào thần kinh.

Cung cấp chất chống oxy hóa

Nước mía chứa rất nhiều chất flavonoid, chất oxy hóa và hợp chất phenolic. Do đó, uống nước mía thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm, dị ứng và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Chống viêm đường tiết niệu

Nước mía có tác dụng lợi tiểu nên vô cùng hữu ích trong việc phòng chống và giảm bớt các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngăn ngừa táo bón

Nước mía rất giàu kali, nên giúp mẹ bầu tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa chứng táo bón.

Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Nước mía chứa hàm lượng đường tự nhiên và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bà bầu, thai nhi

Uống nước mía thường xuyên giúp mẹ bầu cân bằng nồng độ bilirubin, giúp gan luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt. Nhờ vậy, thai nhi sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh vàng da sinh lý khi mới chào đời.

Ngăn ngừa các bệnh về da

Nước mía là nguồn cung cấp axit glycolic dồi dào. Do đó, uống nước mía trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được các bệnh lý về da, như: nám, tàn nhang, hay mụn,…

Kiểm soát cân nặng

Hàm lượng polyphenol trong nước mía có tác dụng tuyệt vời trong quá trình chuyển hóa các chất. Nhờ vậy, mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng của mình.

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ phải suy xét thật kỹ càng về chế độ dinh dưỡng của mình. Mặc dù nước mía chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng mẹ bầu nên uống loại nước này với liều lượng vừa phải, theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn có dịch vụ nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nhằm phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Ngoài việc sử dụng đường thông thường, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống bằng đường hoa quả giúp mẹ bầu giảm các giác nôn nao, khó chịu khi làm nghiệm pháp. Nếu muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ này hoặc đăng ký khám, mẹ bầu có thể liên hệ tới số tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *