Caffein làm tăng mức độ kích thích, giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, hưng phấn nhưng sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khó chịu. Ngoài cà phê và trà, caffein còn có trong ca cao (sô cô la đen và sô cô la sữa). Caffein cũng được xem như một chất phụ gia trong nước giải khát, nước tăng lực và kem có vị cà phê. Khả năng gây nghiện nhẹ của caffein có thể gây đau đầu khi đột ngột cắt giảm hoặc ngừng sử dụng các sản phẩm có chứa caffein. Vậy liệu tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây nhồi máu cơ tim không?
Bạn đang đọc: Tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây nhồi máu cơ tim?
Hiệu ứng caffein
Trong một số trường hợp, sử dụng quá nhiều caffein sẽ gây ra một loại bệnh liên quan đến tình trạng tim đập quá nhanh gọi là nhịp nhanh nhĩ.
Tiêu thụ caffeine kích thích hoạt động thần kinh trong cơ thể và bộ não, dẫn đến co thắt các mạch máu. Đồng thời caffein cũng làm tăng nhịp tim. Các hiệu ứng này nhẹ hay nặng tùy thuộc vào lượng caffein tiêu thụ và độ nhạy cảm của cơ thể. Khi tim đập nhanh hơn, khối lượng máu gia tăng để ngăn chặn tình trạng mạch máu bị co thắt, nên huyết áp sẽ bị tăng lên tạm thời khi uống các loại đồ uống có chứa caffein. Trong một số trường hợp, sử dụng quá nhiều caffein sẽ gây ra một loại bệnh liên quan đến tình trạng tim đập quá nhanh gọi là nhịp nhanh nhĩ.
Lượng tiêu thụ caffein
Lượng caffein tiêu thụ hàng ngày cao hơn 600 mg không đủ để gây ra nhồi máu cơ tim nhưng cảm giác tim đập nhanh, tim đập thình thịch trong trong lồng ngực có thể khiến người họ sẽ bị nhồi máu cơ tim.Tâm trạng lo lắng và bồn chồn khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffein cũng khiến cho các triệu chứng này.
Tương tác
Tìm hiểu thêm: Hở van tim có nguy hiểm không và dấu hiệu nhận biết
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị
Những người đang mắc bệnh tim mạch hoặc có nhịp tim bất thường, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để biết có thể uống cà phê hay cần tránh sử dụng nó.
Một số loại thuốc giảm đau tự kê đơn có chứa caffein và các loại thuốc khác tăng cường ảnh hưởng của caffein mà người bệnh vừa ăn uống. Thuốc kháng sinh như ciprofloxacin và norfloxacin cản trở sự phân hủy của chất cafein trong cơ thể, do đó nhiều người sẽ nhận thấy ảnh hưởng của caffein khi còn đang uống thuốc. Thuốc giãn phế quản dùng cho bệnh nhân hen suyễn hoặc những người gặp vấn đề về hô hấp, tương tự như ảnh hưởng của caffein đến tim, do đó làm tăng tác dụng của caffein. Các triệu chứng có thể là tim đập nhanh và buồn nôn.
Lưu ý
Tiếp tục tiêu thụ quá nhiều caffein kết hợp với chế độ ăn uống không lành mạnh, tăng huyết áp và hút thuốc có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Một lượng vừa phải caffeine có thể sẽ không có hại, nhưng với những người đang mắc bệnh tim mạch hoặc có nhịp tim bất thường, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để biết có thể uống cà phê hay cần tránh sử dụng nó.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.