Các cơ quan ở hệ tiết niệu bao gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang), niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài). Đây là nơi giúp cơ thể thải bỏ những chất độc và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. 2 bệnh thường gặp nhất trong hệ tiết niệu đó chính là viêm đường tiết niệu và sỏi thận. Để hiểu hơn về bệnh đường tiết niệu bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Bạn đang đọc: Tìm hiểu 2 bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất
1. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại đây.
Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng giống như van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu đồng thời cũng là lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn ra ngoài nếu chúng xâm nhập vào đây.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chế độ ăn sỏi bàng quang nhanh khỏi
Sỏi thận hay nói đúng hơn là sỏi đường tiết niệu có thể gặp ở bất cứ nơi nào trên hệ thống đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo).
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu gắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hay đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận).
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vệ sinh vùng kín không tốt, sử dụng thủ thuật thông tiểu, sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, hoặc do lây nhiễm vi khuẩn từ bạn tình khi quan hệ tình dục (đặc biệt là vi khuẩn lậu),…. Mầm bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể diễn biến nặng lên dẫn tới viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) từ đó làm suy giảm chức năng thận, rất nguy hiểm.
2. Sỏi thận
Sỏi thận hay nói đúng hơn là sỏi đường tiết niệu có thể gặp ở bất cứ nơi nào trên hệ thống đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Những hạt này thường là các chất lắng cặn kết tinh và tụ quanh hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% các hạt sỏi chứa canxi.
>>>>>Xem thêm: Sỏi nội thành bàng quang là sỏi gì và cách điều trị
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi viêm đường tiết niệu
Sau khi hình thành, chúng đi vào niệu quản. Khoảng 90% các viên sỏi có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây “ách tắc giao thông”. Tuy nhiên nếu lớn, chúng có thể làm tắc niệu quản dẫn dến những cơn đau thận ở bên hông phía sau, đau lan tỏa hướng xuống háng theo đường tiểu. Cơn đau thận đôi khi xuất hiện các triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn kèm theo.
Bệnh hay xảy ra thứ phát sau khi bị các rối loạn chuyển hoá canxi như thừa vitamin D, loãng xương, tăng năng tuyến cận giáp trạng,…
Trên đây là hai bệnh đường tiết niệu thường hay gặp mà bạn nên biết để có những biện pháp phòng tránh.