Ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Đa số các trường hợp người bệnh chỉ đi khám khi đã ở giai đoạn muộn, dẫn tới việc điều trị trở lên khó khăn. Vì vậy, theo khuyến cáo, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư để chủ động tầm soát bệnh ngay cả khi chưa cơ thể chưa xuất hiện bất thường. Vậy có các cách tầm soát ung thư cổ tử cung nào phổ biến?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu 4 cách tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến
1. Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung? Thời điểm nào nên thực hiện?
1.1. Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Căn bệnh này đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa và số ca mắc của căn bệnh này cũng tăng ngày một nhiều.
Theo thống kê của Tổ chức y tế giới, mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 500.000 ca mắc ung thư tử cung mới. Ước tính năm 2030 sẽ có khoảng 400.000 ca tử vong mỗi ngày do căn bệnh này gây ra.
Căn bệnh này nguy hiểm bởi các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu rất giống với những biểu hiện của bệnh phụ khoa thông thường. Do vậy mà chị em thường có tâm lý chủ quan, không thực hiện thăm khám cho tới khi cơ thể có xuất hiện những biểu hiện bất thường. Ở giai đoạn này, quá trình điều trị rất khó khăn và hiệu quả điều trị rất thấp. Đối với một số trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải phẫu thuật và cắt bỏ tử cung dẫn tới mất khả năng sinh sản .
Tuy nhiên căn bệnh này có thể kiểm soát tốt nếu như chị em thực hiện thăm khám định kỳ và tầm soát ung thư sớm. Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc giúp phát hiện những vấn đề bất thường tại cổ tử cung, ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị có thể mang lại một kết quả tốt, giúp bạn có thể kiểm soát bệnh tốt nhất và bảo vệ thiên chức làm mẹ của bản thân.
– Giai đoạn đầu: Giai đoạn ung thư cư trú, tỷ lệ chữa khỏi tới 90%.
– Giai đoạn 2: Tỷ lệ chữa khỏi giảm còn 50 – 65%.
– Giai đoạn 3: Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân giai đoạn này chỉ khoảng 25 – 35%.
– Giai đoạn cuối: Tỷ lệ chữa khỏi khoảng 15%.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc giúp phát hiện những vấn đề bất thường tại cổ tử cung, ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng
1.2. Thời điểm nào nên thực hiện?
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên thực hiện cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên. Từ độ tuổi này trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi 35 – 44 tuổi.
Chị em phụ nữ nên thực hiện khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ và cách phương pháp xét nghiệm để tìm tế bào ung thư cổ tử cung.
Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm bạn thực hiện. Đa số nên thực hiện với định kỳ 1 – 3 năm/lần.
2. Cách tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
2.1. Soi cổ tử cung là cách tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến
Đây là một biện pháp được áp dụng để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, được tiến hành khi thấy cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc đối với những phụ nữ ở độ tuổi 40.
Khi soi bác sĩ sử dụng máy soi có độ phóng đại 10 – 30 lần, có kết nối với màn hình vi tính để xem, lưu hình ảnh và in kết quả để phục vụ cho quá trình theo dõi.
Nếu có phát hiện bất thường trong quá trình soi, bác sĩ sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm để tiến hành làm sinh thiết.
2.2. Xét nghiệm Pap Smear là cách tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến
Đây là một phương pháp xét nghiệm tế bào học, qua đó sẽ phát hiện được những bất thường ở tế bào cổ tử cung do virus gây ra. Phương pháp Pap Smear giúp phát hiện sớm những cấu trúc bất thường của tế bào, từ đó có thể phát hiện được ung thư từ rất sớm.
Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị bệnh cao hơn cho người bệnh.
Phương pháp xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm những cấu trúc bất thường của tế bào
2.3. Xét nghiệm Thinprep
Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung Thinprep cũng là một phương pháp xét nghiệm tiên tiến giúp chẩn đoán sớm bệnh. Phương pháp này có ưu thế vượt trội hơn so với phương pháp Pap, giúp giảm nguy cơ bỏ số các tế bào mang bệnh từ đó giảm tỷ lệ cho kết quả âm tính giả, nâng cao hiệu quả của việc tầm soát.
Phương pháp này bắt đầu được chỉ định ở độ tuổi 21 hoặc 3 năm sau kể từ lần quan hệ đầu tiên.
2.4. Xét nghiệm HPV test
So với xét nghiệm Pap, HPV test là xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung tiên tiến hơn. Cho phép phát hiện DNA của HPV sớm với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đặc biệt với 2 chủng virus HPV thường gây ung thư cổ tử cung là type 16 và 18 có thể được xác định nhanh chóng.
Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể chẩn đoán chắc chắn chị em có mắc ung thư cổ tử cung hay không, mà vẫn nên thực hiện kết hợp cùng xét nghiệm Pap để có kết quả chính xác.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tốt?
Xét nghiệm HPV cho phép phát hiện DNA của HPV sớm với độ nhạy và độ đặc hiệu cao
3. Nên lựa chọn địa chỉ tầm soát ung thư uy tín để đảm bảo chất lượng kết quả?
Để chủ động phòng ngừa ung thư sớm, chị em nên lựa chọn thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có một cơ thể và sức khỏe tốt nhất.
Thời điểm hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế đều đang triển khai gói khám tầm soát ung thư, nhưng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI vẫn đang là một trong những địa chỉ nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của rất nhiều chị em với:
– Gói khám được thiết kế khoa học có đầy đủ các danh mục khám thiết yếu giúp có nhiều sự lựa chọn phù hợp.
– Cơ sở vật chất đầy đủ tiện ích, không gian thăm khám rộng rãi, hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc công nghệ hiện đại giúp tầm soát và chẩn đoán ung thư hiệu quả.
– Thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm, mang tới những tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.
>>>>>Xem thêm: Hôi miệng răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lựa chọn thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có một cơ thể và sức khỏe tốt
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho chị em một số thông tin hữu ích về tầm soát ung thư cổ tử cung. Cùng với đó là lựa chọn được cơ sở thăm khám phù hợp để bảo vệ được sức khỏe của mình!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.