Bệnh lý Zona thần kinh có thể chữa khỏi dứt điểm nhưng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tới thị lực, sẹo xấu ở trên da… Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách thực hiện tiêm vacxin zona.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu 5 thông tin cần biết về vacxin zona
1. Đôi nét về bệnh lý Zona
1.1. Khái niệm
Bệnh lý Zona thần kinh là do sự tái hoạt động của virus herpes zoster hoặc virus varicella – zoster. Loại virus này gây ở bệnh thủy đậu ở người và thường gặp ở đối tượng trẻ em. Chủng virus này có thể tồn tại rất nhiều năm trong các dây thần kinh và có thể gây ra bệnh Zona nếu có điều kiện thuận lợi trong cơ thể như suy giảm miễn dịch, ung thư, xạ trị, căng thẳng, mệt mỏi, tuổi cao…
Bệnh Zona sẽ biểu hiện bằng những tổn thương da là mảng phát ban gây đau, phân bổ rải rác trên khắp cơ thể, dọc theo các rễ thần kinh và chỉ xảy ra ở một nửa người.
Những đối tượng lớn tuổi, người mắc ung thư, nhiễm HIV hoặc từng cấy ghép mô nên bị giảm đề kháng chống lại nhiễm trùng sẽ có nguy cơ mắc Zona cao hơn. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh về sau.
Bệnh Zona sẽ biểu hiện bằng những tổn thương da là những mảng phát ban gây đau phân bổ rải rác trên khắp cơ thể
1.2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh lý Zona
Triệu chứng ban đầu của bệnh lý Zona:
– Cảm giác đau ở nửa người của cơ thể. Biểu hiện ban đầu ở da là ngứa, căng, bỏng rát, nhức dai dẳng thậm chí là đau nhói.
– Sau cơn đau 1 – 3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nước trên nền da đỏ ngay tại vị trí đau, đóng vảy sau 10 – 12 ngày.
Nếu không điều trị bệnh dứt điểm có thể gây ra những biến chứng như:
– Đau dây thần kinh sau Zona, nhất là đối với người cao tuổi. Các cơn đau này đôi khi kéo dài trong khoảng thời gian dài khi vết thương đã lành.
– Bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu… do phát hiện, điều trị muộn và sai cách.
– Khi Zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt gây tổn thương vào dây thần kinh thị giác, có thể gây mù lòa hoặc tấn công vào tai làm giảm thính lực.
– Dị tật thai nhi: Nếu phụ nữ đang mang thai mắc Zona thần kinh có thể ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
2. Những thông cần biết về vacxin Zona
2.1. Lý do nên tiêm phòng bệnh Zona
Vacxin Zona có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại sự phát triển của virus gây bệnh. Bằng cơ chế này, có thể phòng ngừa được sự bùng phát và tái hoạt động của virus varicella zoster, hạn chế để lại những di chứng gây mất thẩm mỹ cho vùng da mặt.
2.2. Các loại tiêm phòng vacxin Zona
Zona thần kinh có thể phòng ngừa bằng thực hiện tiêm vacxin phòng thủy đậu, ngừa virus varicella zoster. Hiện đang có đầy đủ 3 loại vacxin phòng thủy đậu, có hiệu quả phòng bệnh thủy đậu lên đến 97%, chặn đứng nguy cơ mắc bệnh lý này:
– Vaccine Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc): được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
– Vaccine Varilrix (Bỉ): được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Tìm hiểu thêm: Thời gian hoàn thành phác đồ tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Zona thần kinh có thể phòng ngừa bằng thực hiện tiêm vacxin phòng thủy đậu
2.3. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng vacxin Zona
Sau khi tiêm người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ do phản ứng của cơ thể với vacxin Zona như:
– Đau nhức cơ, đau đầu.
– Phát ban da nhẹ.
– Tiêu chảy.
– Ngứa, sưng tấy đỏ tại vị trí tiêm.
Đa số các tác dụng phụ này sẽ giảm dần trong thời gian ngắn từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu sau khi tiêm vacxin Zona cơ thể có một số phản ứng khác nặng hơn, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ sớm để xử lý kịp thời:
– Sốt cao.
– Đau họng.
– Phát ban, mẩn đỏ nặng.
– Khó thở.
Nếu trong những lần tiêm trước, cơ thể có những phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành thành phần nào của vacxin thì nên cân nhắc trong những mũi tiêm sau.
2.4. Cách phòng ngừa bệnh lý Zona hiệu quả
– Tiêm vacxin ngừa thủy đậu giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Zona.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh.
– Dự phòng nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh lý mạn tính.
– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, lo lắng thường xuyên.
– Khi mắc bệnh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế chà sát mạnh lên vùng da bị bệnh.
– Chủ động tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm và có cách dự phòng, kiểm soát biến chứng bệnh có thể xảy ra.
2.5. Những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin Zona để phòng bệnh
– Sau khi thực hiện tiêm vacxin Zona, nên lưu ý thời gian tiêm vacxin như ngừa rubella, quai bị, sởi… ít nhất là 4 tuần sau đó.
– Hoạt động của vacxin có thể bị suy giảm bởi sự ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị. Do vậy, trước khi tiêm, cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đây để đánh giá về phản ứng của cơ thể với vacxin.
– Khả năng phòng ngừa bệnh lý Zona của vacxin có thể kéo dài từ 3 – 5 năm tùy vào hệ miễn dịch của từng người.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp sau khi tiêm vacxin có nên tập thể dục
Tiêm vacxin Zona làm có thể giảm mức độ nguy hiểm của bệnh lý này đối với sức khỏe người mắc bệnh
Vaccine phòng ngừa bệnh lý Zona không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh Zona. Người đã từng được tiêm phòng vacxin Zona rồi vẫn có thể nhiễm virus từ người khác hoặc do virus thủy đậu tái phát. Tuy nhiên, hoạt động tiêm phòng có thể giảm mức độ nghiêm trọng, giảm nguy cơ gặp di chứng và biến chứng bệnh có thể xảy ra
Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về hoạt động tiêm vacxin Zona và có phương pháp phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả. Nếu có băn khoăn nào cần được giải đáp về vacxin, bạn có thể liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.