Mất kinh nguyên phát hay mất kinh thứ phát đều gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, nhất là khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Chị em hãy chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết, điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu A-Z về mất kinh nguyên phát và mất kinh thứ phát
1. Mất kinh (vô kinh) là gì? Triệu chứng của vô kinh
1.1 Khái niệm mất kinh (vô kinh)
Mất kinh- vô kinh hiểu theo đúng nghĩa đen là bạn không có kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra với chị em phụ nữ đã qua lứa tuổi dậy thì, chưa đến mãn kinh và không mang thai
Mất kinh là tình trạng phụ nữ không có kinh nguyệt
Đây không phải là rối loạn kinh nguyệt mà là không có kinh nguyệt. Cần phải đi thăm khám và giải quyết sớm vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý có thể điều trị được.
1.2 Triệu chứng của mất kinh
Bên cạnh tình trạng không có kinh nguyệt xuất hiện trong 3-6 tháng, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra khi bạn không có kinh, tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau bao gồm:
– Xuất hiện tiết chất dịch màu trắng đục như sữa từ đầu vú mặc dù chưa có con
– Đau đầu, rụng tóc
– Thị lực suy giảm
– Mọc râu và lông rậm
Những trường hợp phụ nữ mất kinh nguyên phát, ngực có thể kém phát triển so với phụ nữ bình thường.
2. Phân loại và nguyên nhân gây nên mất kinh nguyên phát và mất kinh thứ phát
2.1 Phân loại mất kinh nguyên phát và mất kinh thứ phát
Vô kinh thường được chia làm 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
– Vô kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ cho đến năm 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần phải đánh giá ngay tình trạng không có bất kỳ sự phát triển nào ở vú khi 13 tuổi để sớm xác định tình trạng vô kinh nguyên phát này
– Vô kinh thứ phát là tình trạng phụ nữ đã có kinh nguyệt nhưng mất kinh nguyệt trong thời gian liên tục (3 tháng trở lên). Mất kinh kéo dài là dấu hiệu nguy hiểm của một rối loạn nào đó trong cơ thể.
Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều được cho là vô kinh thứ phát nếu không có kinh nguyệt ≥ 3 tháng, và những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều được cho là vô kinh thứ phát nếu không có kinh nguyệt trong ≥ 6 tháng.
2.2 Mất kinh nguyên phát và thứ phát có thể xảy ra vì nguyên nhân nào?
Vô kinh nguyên phát hay thứ phát có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân là tự nhiên, còn số khác là tình trạng bệnh lý và cần được điều trị.
– Một số những nguyên nhân tự nhiên gây vô kinh bao gồm: mang thai, cho con bú và mãn kinh
– Các yếu tố về lối sống có thể gây vô kinh bao gồm luyện tập thể thao quá nhiều và căng thẳng. Phụ nữ có quá nhiều mỡ thừa hoặc quá ít mỡ cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm lại hoặc ngưng hẳn.
– Mất cân bằng hormone cũng có thể gây ra mất kinh. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do có khối u ở tuyến yên hoặc tuyến giáp.
Tìm hiểu thêm: Yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng
Chị em bị suy giảm estrogen hoặc tăng lượng testosterone cũng có thể dẫn đến mất kinh.
– Với một số trường hợp, sử dụng một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây mất kinh, thường là thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần. Các loại thuốc hóa trị, thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có thể là nguyên nhân ra các vấn đề về kinh nguyệt. Nếu chị em ngừng sử dụng thuốc tránh thai đột ngột cũng có thể gây ra vô kinh trong vài tháng, trước khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường.
– Các rối loạn di truyền như rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Sawyer, hội chứng Turner cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt muộn.
– Một số chị em gặp phải các dị tật về mặt thể chất chẳng hạn như các vấn đề về cấu trúc cơ quan sinh dục nữ cũng có thể là nguyên nhân của chậm kinh hoặc mất kinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do những dị tật bẩm sinh,khối u hoặc viêm nhiễm trong tử cung hoặc sau khi sinh mà chị em gặp phải. Một vài trường hợp hiếm gặp, vô kinh có thể là một triệu chứng của hội chứng Asherman (do có sẹo ở tử cung sau khi mổ, làm ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt)
3. Điều trị mất kinh nguyên phát như thế nào?
Để chữa trị vô kinh hiệu quả thì cần xác định nguyên nhân gây vô kinh từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc số khác lại cần phẫu thuật, xử lý các vấn đề rối loạn hormone theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp có thể tự điều trị mất kinh tại nhà bằng cách:
– Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống bồi bổ đủ chất, giữ cho cơ thể khỏe mạnh
– Trong trường hợp vô kinh do giảm cân quá nhanh cần bồi bổ sức khỏe để trở lại mức cân nặng bình thường
– Còn trong trường hợp vô kinh do tăng cân đột ngột thì chị em cần ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân
– Chị em cần cân bằng công việc và cuộc sống, giải tỏa stress, căng thẳng
– Tập thể dục, thể thao cường độ phù hợp với bản thân
– Tắm nắng
– Loại bỏ khối u nang buồng trứng, mô sẹo hoặc tổn thương tử cung nếu đây là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh.
Khi nhận thấy biểu hiện vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát việc đầu tiên chị em cần làm là đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên môn để thăm khám đồng thời có hướng điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh này kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Hoặc bạn có thể gặp các bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng cách kiểm soát cân nặng và hoạt động thể chất một cách lành mạnh, ổn định.
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm gây ung thư người Việt vẫn ăn hàng ngày
Nếu thấy có biểu hiện của mất kinh nguyên phát hay thứ phát hãy đến bệnh viện để thăm khám
Trên đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng mất kinh nguyên phát và thứ phát, hi vọng sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu muốn khám phụ khoa hay còn điều gì thắc mắc thì chị em có thể tới các cơ sở của Thu Cúc TCI gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.