Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng của bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan, ghép gan. Ở giới trẻ, gan nhiễm mỡ có thể do sử dụng nhiều bia rượu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác gây bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin đề cập đến vấn đề bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, để bạn hiểu hơn về bệnh gan nhiễm mỡ, cũng như sự cần thiết của chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ không do rượu
1. Gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, viết tắt là NAFLD (Non-Alcoholic Fatty Liver Disease) do Ludwig và cộng sự đưa ra vào năm 1980. Hiện nay, một số chuyên gia quốc tế cho rằng, nên thay thuật ngữ NAFLD bằng MAFLD (Metabolic (dysfucntion) Associated Fatty Liver Disease) tức là bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa.
Gan nhiễm mỡ không do rượu (liên quan đến rối loạn chuyển hóa) đang ngày càng gia tăng ở giới trẻ, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của nhiều cơ quan, đa dạng về nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng và biến chứng có thể xảy ra. Theo nghiên cứu, gan nhiễm mỡ không do rượu ảnh hưởng tới khoảng 25% dân số thế giới, tạo gánh nặng cho nền kinh tế và y tế toàn cầu hiện nay.
Gan bình thường và gan nhiễm mỡ (ảnh minh họa).
2. Vì sao gan nhiễm mỡ ở người trẻ tăng cao?
Sau khi loại bỏ thói quen uống bia, rượu ở người trẻ (gan nhiễm mỡ do bia rượu) thì bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu ở giới trẻ hiện nay gia tăng chủ yếu là do thói quen ít vận động, chế độ ăn dư thừa năng lượng, thói quen sinh hoạt tình dục bừa bãi khiến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan gia tăng, lạm dụng thuốc.
Giới trẻ đặc biệt là những người làm các công việc văn phòng ít phải đi lại thường có thói quen ngồi “ì” một chỗ, ít vận động đi lại. Điều này khiến cơ thể không thể tiêu tốn nhiều năng lượng, khó đào thải các chất độc ra bên ngoài gây tình trạng ứ đọng lâu ngày trong cơ thể, ảnh hưởng đến gan.
Đặc biệt với sự du nhập của văn hóa phương Tây, thói quen sống hiện đại khá bận rộn của giới trẻ khiến họ sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, điều này lâu ngày làm tích tụ lượng cholesterol có hại (LDL – cholesterol) gây bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ.
Một chế độ ăn dư thừa năng lượng kết hợp với ít vận động khiến giới trẻ hiện nay dễ rơi vào tình trạng dư cân, béo phì và kéo theo bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường (đái tháo đường).
Bên cạnh đó, thói quen tình dục bừa bãi (quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn) khiến nhiều người trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh lý về gan. Khi kết hợp với lối sống không khoa học sẽ rất dễ bị gan nhiễm mỡ.
Một số bạn trẻ khác, đặc biệt là nữ giới thường có thói quen nhịn ăn, uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, làm đẹp. Nếu lạm dụng chính điều này có thể là tác nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ ở giới trẻ là nữ giới hiện nay.
3. Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa
Để chẩn đoán bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa nếu có bằng chứng gan nhiễm mỡ dựa trên hình ảnh học, xét nghiệm máu hoặc sinh thiết gan.
3.1 Chẩn đoán trên lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ
Kèm theo ít nhất một trong ba tiêu chí dưới đây:
– Dư cân, béo phì (chỉ số BMI ≥ 25 kg/m2 , ≥ 23 kg/m2 đối với người Châu Á)
– Đái tháo đường type 2 hoặc 3.
– Bệnh nhân không thừa cân và không có đái tháo đường type 2 nhưng có ít nhất 2 trong các yếu tố nguy cơ chuyển hóa sau:
+ Chu vi vòng eo ≥ 102/88 cm ở người da trắng (nam/nữ) hoặc ≥ 90/80 cm ở người châu Á (nam/nữ).
+ Huyết áp cao
+ HDL-cholesterol huyết tương
+ Tiền đái tháo đường (chỉ số đường huyết đói là 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L), đường huyết sau 2 giờ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol) hoặc HbA1C 5,7% – 6,4%).
Tìm hiểu thêm: Nhận diện cơn đau sỏi mật? Sỏi mật khi nào phải mổ?
Vòng bụng to (nhiều mỡ), hay ngứa, da sạm vàng,… là biểu hiện cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ.
3.2 Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ
Siêu âm
Đối với việc phát hiện nhiễm mỡ ở gan, siêu âm là phương pháp chẩn đoán đầu tay được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, siêu âm có giới hạn là độ nhạy thấp, nó không đáng tin khi độ nhiễm mỡ 40 kg/m2 ).
Kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô gan (Fibroscan) với tính năng CAP (controlled attenuation parameter). Đây là kỹ thuật hiện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, giúp phát hiện các mức độ gan nhiễm mỡ có diện tích dưới đường cong là 0,7 (lấy sinh thiết gan là tiêu chuẩn so sánh). Phương pháp này nhạy hơn trong phát hiện những bệnh nhân gan nhiễm mỡ nhẹ so với siêu âm.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cực hiệu quả
Siêu âm đàn hồi mô gan giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhanh chóng, có độ chính xác cao.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)/chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp CT scan hoặc MRI vùng bụng cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm mỡ trung bình – nặng. MRI phổ (gọi tắt là MRI spectroscopy) giúp ước tính định lượng mỡ ở gan nhưng chi phí đắt và cần các phần mềm chuyên dụng nên khó áp dụng. Do vậy, phương pháp MRI xác định tỷ số mỡ – mật độ proton cũng được chấp nhận gần giống MRS nhưng thực tế hơn và nhìn chung được ưu tiên trong các thử nghiệm lâm sàng.
Xét nghiệm máu
Sử dụng các xét nghiệm máu để đánh giá nhiễm mỡ. Hiện nay, có thể sử dụng chỉ số gan nhiễm mỡ (FLI: fatty liver index) để chẩn đoán gan nhiễm mỡ.
Cần lưu ý rằng, không phải những người gầy thì sẽ không bị gan nhiễm mỡ. Theo thống kê, vẫn có khoảng 6-20% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa gặp ở những người gầy (không dư cân béo phì). Vì vậy, sức khỏe chuyển hóa rất quan trọng nếu có dấu hiệu bạn nên đi thăm khám ngay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.