Viêm amidan mạn tính là một bệnh lý nguy hiểm đối với sức khoẻ và có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Người bệnh cần được phát hiện, điều trị viêm amidan kịp thời để bảo vệ sức khoẻ tối ưu. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh lý viêm amidan mạn tính ở người lớn
1. Viêm amidan mạn tính là gì?
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm nhiễm tái diễn nhiều lần trong vòng một năm và thường kéo dài nhiều hơn 3 tháng. Triệu chứng viêm ở thể mạn tính thường không quá nghiêm trọng hoặc rõ rệt nhưng đây lại là tình trạng đáng báo động về sức khoẻ của người bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch kém. Các thể viêm mạn tính thường gặp phải kể tới chính là; Viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát, viêm amidan xơ teo…
Nguyên nhân chính dẫn tới amidan bị viêm mạn tính là do người bệnh không điều trị viêm amidan cấp tính kịp thời, dẫn tới các tác nhân gây bệnh trú ngụ và thường bùng phát mạnh mẽ khi người bệnh có sức đề kháng kém, mắc các bệnh lý tai mũi họng hoặc bệnh lý toàn thân khác. Không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và quá trình hô hấp mà amidan viêm mạn tính còn có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị đúng lúc.
Viêm amidan mạn tính là bệnh lý nguy hiểm, đe doạ sức khoẻ và tính mạng của người bệnh
2. Dấu hiệu bệnh lý
Viêm amidan mạn tính thường biểu hiện thành các dấu hiệu như:
– Đau, rát họng
– Amidan đỏ tấy
– Có dịch trắng, vàng trên amidan
– Có vết loét ở cổ họng
– Nuốt vướng
– Hơi thở có mùi
– Sốt nhẹ hoặc không sốt
– Người mệt mỏi…
Khi đã tiến triển thành mạn tính, các triệu chứng này thường sẽ kéo dài, tuy không quá rõ rệt nhưng lại khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
Người mắc viêm amidan thể mạn tính thường bị đau rát họng, vướng họng kéo dài
3. Biến chứng của bệnh
Viêm amidan thể mạn tính nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó lường:
– Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan khiến ổ amidan bị viêm nhiễm mạng, sưng nề, làm cản trở quá trình hô hấp của người bệnh và dẫn tới tình trạng ngủ ngáy, ngưng thở gián đoạn khi ngủ.
– Biến chứng lân cận: Các vi khuẩn, virus từ ổ viêm có thể lan sang các cơ quan khác và gây ra các bệnh như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa…
– Biến chứng toàn thân: Viêm nhiễm mạn tính tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không được phát hiện sớm, các biến chứng này sẽ đe doạ tới tính mạng của người bệnh.
4. Điều trị viêm amidan
Người bệnh mắc viêm amidan cần thăm khám và điều trị kịp thời với phác đồ khoa học của bác sĩ. Hiện nay, điều trị viêm amidan thể mạn tính thường được áp dụng hai phương pháp chính là:
4.1. Điều trị nội khoa bệnh viêm amidan mạn tính
Bác sĩ kê đơn điều trị cho người bệnh có viêm nhiễm ở mức độ trung bình:
– Thuốc kháng sinh: Điều trị trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra, dùng không quá 14 ngày và đối với trẻ nhỏ thì sẽ được hạn chế liều lượng để tránh gây kháng kháng sinh.
– Thuốc giảm đau: Giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh trong quá trình điều trị do viêm amidan thường gây ra các triệu chứng đau, rát họng…
– Thuốc giảm xung huyết, kháng viêm để cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho người bệnh.
– Thuốc vệ sinh họng, súc họng để sát khuẩn và giảm viêm
Điều trị viêm amidan bằng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. Đã có không ít trường hợp tự ý sử dụng thuốc dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc nên người bệnh cần cẩn trọng.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng không nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?
Sử dụng thuốc để điều trị viêm amidan cho người bệnh với liều lượng phù hợp
4.2. Phẫu thuật điều trị viêm amidan mạn tính
Đối với viêm nhiễm mức độ nặng, điều trị nội khoa không mang tới hiệu quả tích cực thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật amidan là việc loại bỏ các ổ amidan ở trong vòm họng một cách triệt để, từ đó điều trị viêm amidan dứt điểm cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật Amidan khác nhau được sử dụng, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả cao và thường được chỉ định chính là ứng dụng công nghệ Plasma Plus. Đây là công nghệ phẫu thuật amidan hiện đại với rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Lưỡi dao có kích thước mỏng, kết cấu dẹt, giúp bác sĩ dễ dàng đưa lưỡi dao vào trong môi trường cổ họng hẹp.
– Nhiệt lượng dao thấp chưa tới tới 60 độ C, đảm bảo không gây tổn thương hay làm bỏng rát niêm mạc họng.
– Sóng siêu âm cao tần giúp bóc tách và loại bỏ ổ viêm dễ dàng, chính xác tới từng mm.
– Tính năng hàn mạch siêu mỏng có thể hàn các mạch máu kích thước nhỏ, ngăn ngừa chảy máu và giảm đau trong quá trình mổ.
– Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-45 phút nhưng hiệu quả điều trị thì được đánh giá cao.
– Sau mổ, người bệnh sẽ hồi phục nhanh và dễ dàng vệ sinh, chăm sóc mũi họng tại nhà.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị vô cùng phức tạp, người bệnh nên lựa chọn điều trị ở các cơ sở y tế đảm bảo uy tín, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần điều trị đau họng?
Phẫu thuật cắt viêm amidan thể mạn tính hoặc quá phát gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh
5. Phòng bệnh viêm amidan
Để phòng ngừa mắc viêm amidan mạn tính, mọi người cần lưu ý tới các vấn đề sau đây:
– Vệ sinh mũi họng đều đặn bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý đúng cách mỗi ngày để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đẩy đủ các nhóm chất thiết yếu, thường xuyên bổ sung vitamin từ rau củ, trái cây cho cơ thể.
– Uống đủ nước để cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
– Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và nên hạn chế tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người mắc các bệnh lý đường hô hấp có khả năng lây truyền cao.
– Uống nước ấm và sử dụng khăn choàng để giữ ấm vùng cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh.
– Tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn và chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Viêm amidan mạn tính ở người lớn gây ra nhiều hệ luỵ đối với sức khoẻ nên người bệnh cần chủ động thăm khám để được bác sĩ điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.