Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Cùng đọc bài viết dưới để có thêm những thông tin quan trọng về bệnh lý để áp dụng trong phòng bệnh và điều trị bệnh cho trẻ.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa và trong mùa lạnh

Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đường dẫn không khí lớn tới phổi (hay còn gọi là phế quản). Cũng giống như các bệnh lý tai mũi họng khác, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản nhưng phổ biến nhất là các chủng vi khuẩn và virus. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ em. Đối với trẻ em, ngoài các tác nhân gây bệnh thì không thể bỏ qua những yếu tố làm gia tăng nguy cơ sau đây:

– Trẻ thừa cân, béo phì: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì liên quan trực tiếp tới nguy cơ gia tăng bệnh viêm phế quản ở trẻ.

– Cha mẹ có bẹnh hen suyễn mạn tính. Yếu tố di truyền có thể khiến trẻ cũng bị hen suyễn. Khi trẻ mắc bệnh này, nguy cơ bị viêm phế quản lớn hơn trẻ bình thường do bản thân hệ thống hô hấp của trẻ yếu.

– Trẻ em có cơ địa dị ứng theo thống kê cũng có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn bởi cơ thể dễ kích thích và nhạy cảm với các yếu tố môi trường.

– Môi trường sống của trẻ tiếp xúc nhiều với tác nhân gây hại như khói bụi. Trong đó, tiếp xúc với khói thuốc trong gia đình là một trong những yếu tố vô cùng nguy hiểm với trẻ. Không kể đến bệnh viêm phế quản, các bệnh về đường hô hấp mà khói thuốc còn ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh và não bộ của trẻ.

2. Các triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao

Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản thường thở khò khè , ho và sổ mũi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, trong đó các triệu chứng điển hình phải kể đến bao gồm: ho, sốt, thở khò khèn, đờm, nghẹt mũi và sổ mũi,.. và các triệu chứng này có xu hướng gia tăng về đêm. Cụ thể:

Viêm phế quản ở trẻ em thường bắt đầu bằng tình trạng sổ mũi và ngạt mũi khiến nhiều cha mẹ lầm thưởng trẻ bị viêm mũi. Tiếp sau đó trẻ nhanh chóng xuất hiện tình trạng đau cổ họng và ho khan có đờm. Một số trẻ nhạy cảm trong giai đoạn này sẽ bị tiêu chảy.

– Khi tình trạng viêm phế quản tiến triển đến giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có những cơn sốt cao lên tới 40 độ C kèm theo nhưng cơn ho nhiều và kéo dài. Trẻ thường khó thở và có thể nhận biết những tiếng rít một cách dễ dàng khi trẻ nằm ngủ.

Khi có những bất thường đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp có những triệu chứng sau đây, cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện điều trị để không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ:

-Trẻ bị khó thở và có tình trạng tím tái

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần chú ý đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, không cố kiềm chế cơn co giật hay ngáng miệng trẻ, cần đặt trẻ nằm nghiêng, 1 chân duỗi, 1 chân co, nới lỏng quần áo cho trẻ và dùng viên sốt đặt hậu môn cho trẻ. Khi hết cơn co, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám.

– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú và có dấu hiệu mất đi ý thức.

3. Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản

Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và được kê đơn điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc để trẻ ở nhà và tự ý điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình tiến triển nặng thành viêm phổi nguy hiểm. Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị nội khoa bằng thuốc. Tuy nhiên phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, bệnh phát hiện muộn sẽ khiến quá trình điều trị kéo dài và phức tạp hơn.

Trong quá trình điều trị, việc chăm sóc trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ có thể phục hồi nhanh chóng. Cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

– Điều trị theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đủ liều và đúng giờ.

– Cần tránh không để trẻ bị lạnh vì nhiễm lạnh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nên cho trẻ nằm phòng thoáng mát, nhiệt độ phòng bình thường, nếu sử dụng phòng điều hòa cần lưu ý nhiệt độ phù hợp từ 26 đến 28 độ.

– Luôn bổ sung nước cho trẻ. Cha mẹ có thể kết hợp bổ sung vitamin cho trẻ bằng các loại nước ép, nước trái cây.

– Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ với nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%.

– Hạ sốt kết hợp cho trẻ bằng biện pháp thủ công như chườm khăn ấm ở trán, bẹn, nách. Chỉ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

– Một số gợi ý về chế độ ăn uống cho trẻ để sớm phục hồi:

Cha mẹ nên chọn thực đơn cho bé đa dạng và giàu dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như các loại ngũ cốc, đậu phụ, trứng gà. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin cho trẻ, nên ưu tiên các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C để giúp trẻ tăng cường đề kháng. Bên cạnh đó, cách chế biến nên ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.

Các thực phẩm nên tránh bao gồm các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng vì có thể kích thích phản ứng gây ho và không tốt cho hệ tiêu hóa. Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại bánh kẹo đóng gói, các thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng ngọt cao, nhiều muỗi, các đồ uống chứa gas hoặc các chất kích thích,…

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em không khó điều trị nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, đúng cách. Với những thông tin trên đây, hi vọng đã mang đến cho cha mẹ nhiều kiến thức bổ ích thêm về một bệnh lý nữa ở trẻ để có thể áp dụng trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *