Hiện nay, số lượng người mắc bệnh động kinh có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những quan điểm sai lầm về phương pháp điều trị căn bệnh này. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về cách trị bệnh động kinh.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các cách trị bệnh động kinh
1. Bệnh động kinh là gì?
Động kinh xảy ra khi hệ thống thần kinh rối loạn. Lúc này hoạt động của não bộ bất thường, gây ra cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác. Một số trường hợp còn mất nhận thức, suy giảm trí nhớ tạm thời.
Bệnh động kinh không phân biệt đối tượng, độ tuổi và giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc bắt đầu ở những người từ 60 tuổi trở lên.
2. Dấu hiệu bệnh động kinh cần lưu ý
Khi bị động kinh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sau:
– Tạm thời lú lẫn.
– Mất ý thức, nhận thức.
– Co giật không kiểm soát.
– Nhìn chằm chằm vào một điểm.
– Ngã xuống, rơi các đồ đang cầm nắm.
– Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bồn chồn thái quá.
Mất ý thức đột ngột là triệu chứng đặc trưng của bệnh động kinh
3. Ảnh hưởng của bệnh tới người bệnh như thế nào?
3.1. Ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Khi mắc bệnh động kinh, hệ thần kinh phải chịu nhiều tác động tiêu cực nhất. Nguyên nhân là do xung điện có tác dụng điều khiển hoạt động rối loạn, bệnh nhân trải qua những cơn co giật nghiêm trọng.
Theo thời gian, nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm bao gồm rối loạn nhịp tim, mất ý thức hoàn toàn.
3.2. Bệnh động kinh ảnh hưởng tới hệ hô hấp
Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân thường khó thở do thiếu oxy, trước mắt khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, người bệnh trong trạng thái mệt mỏi, yếu sức. Một số bệnh nhân thiếu oxy trầm trọng đã bị tử vong trong cơn động kinh.
3.3. Bệnh động kinh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những người mắc căn bệnh này có thể bị giảm khả năng sinh sản so với người bình thường. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thường bị rối loạn, ở nam giới chất lượng tinh trùng suy giảm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân động kinh còn đối mặt với nhiều biến chứng liên quan tới cơ bắp, hệ tiêu hóa, xương khớp hoặc tim mạch.
3.4. Khi lên cơn co giật, bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?
Bệnh động kinh nếu không được kiểm soát sẽ khiến người bệnh gặp một số nguy hiểm như:
– Té ngã: khi lên cơn động kinh, co giật, căng cơ có thể khiến người bệnh dễ té ngã, gặp các chấn thương nghiêm trọng.
– Tai nạn giao thông: nếu đang lái xe mà lên cơn động kinh kèm tình trạng suy giảm nhận thức rất dễ gây tai nạn.
– Đuối nước: khi đang bơi lên cơn động kinh thì khả năng đuối nước rất cao.
– Gây nguy hiểm với phụ nữ có thai: phụ nữ mang thai lên cơn động kinh không được cấp cứu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị động kinh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, người bệnh động kinh dễ gặp một số vấn đề tâm lý như tự kỉ, u uất thậm chí tự tử.
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh là gì?
Để chẩn đoán bệnh động kinh, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và sau đó kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác.
4.1. Khám lâm sàng
– Khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
– Kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động của người bệnh để xác định dạng động kinh mà người đó đang gặp phải.
– Xét nghiệm máu: kết quả xét nghiệm máu cung cấp dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, di truyền và một số rối loạn liên quan đến bệnh.
4.2. Thực hiện một số xét nghiệm để thấy rõ tổn thương não bộ
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số phương pháo sau:
– Điện não đồ: đây được đánh giá là phương pháp phổ biến trong quá trình chẩn đoán bệnh động kinh. Bác sĩ sẽ dùng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não. Nếu bệnh nhân mắc bệnh động kinh, mô hình sóng não cũng ghi nhận sự bất thường ngay cả khi người bệnh chưa lên cơn co giật.
– Chụp CT: phương pháp này giúp bác sĩ thấy hình ảnh não được cắt ngang và những tổn thương của não như khối u hoặc hiện tượng chảy máu não.
– Chụp MRI: bác sĩ sẽ nhìn chi tiết được não bộ và phát hiện được các tổn thương, bất thường trong não – nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh động kinh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh hẹp van tim là gì, có điều trị được không?
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác, nhanh chóng
5. Các cách trị bệnh động kinh hiện nay
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Một số cách trị bệnh động kinh được áp dụng phổ biến bao gồm:
5.1. Cách trị bệnh động kinh bằng nội khoa
Hầu hết bệnh nhân động kinh sẽ được sử dụng thuốc kháng động kinh để hạn chế cơn co giật xuất hiện. Người bệnh có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng như như:
– Mệt mỏi
– Tăng cân
– Chóng mặt
– Xuất hiện tình trạng phát ban
Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần lập tức đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Để có kết quả điều trị khả quan nhất, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ liều lượng bác sĩ đề ra. Dù bất cứ lý do gì, người bệnh cũng tuyệt đối không được bỏ thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần đến chuyên khoa Nội thần kinh để tái khám, theo dõi liên tục.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên bỏ bia rượu, thuốc lá, cà phê. Các chất này đều khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến việc điều trị khó khăn, bệnh dễ tái phát.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ có triệu chứng gì và cách điều trị bệnh
Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay
5.2. Cách trị bệnh động kinh bằng phương pháp phẫu thuật
Với một số bệnh nhân kháng thuốc hoặc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật.
5.3. Giải đáp: Bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh nhân động kinh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn điều trị khiến tổn thương não lan rộng từ đó gây khó khăn trong việc điều trị.
Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ bệnh động kinh không thể chữa khỏi. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm khiến bệnh trở nặng, tiến triển phức tạp. Ngay khi xuất hiện triệu chứng cảnh báo, cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.