Bệnh lao gây ảnh hưởng ở phổi, sau đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng tới người bệnh cũng như những người xung quanh. Thông tin các loại bệnh lao, triệu chứng, cách điều trị và ngăn ngừa sẽ có ở bài viết sau đây của Thu Cúc TCI.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các loại bệnh lao
1. Tìm hiểu bệnh lao là gì?
Bệnh lao xảy ra do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm, cơ chế lây truyền từ người sang người thông qua không khí. Khi người bệnh lao ho hắt hơi, khạc nhổ, vi khuẩn lao phát tán vào không khí, người bình thường vô tình hít phải một vài những vi khuẩn này có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn vào vào phổi mà có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể như thận, cột sống và não để gây bệnh.
2. Thông tin các loại bệnh lao
2.1. Bệnh lao tiềm ẩn là một trong các loại bệnh lao
Bệnh lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể đã đáp ứng với kháng nguyên trực khuẩn lao nhưng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cảnh báo bệnh đang hoạt động. Có thể hiểu người bệnh đã nhiễm trực khuẩn lao nhưng trực khuẩn đó chỉ trú ngụ trong cơ thể nhưng không hoạt động hay sinh trưởng do sự khống chế của hệ miễn dịch. Trực khuẩn lao bắt đầu hoạt động khi sức khoẻ người bệnh suy giảm.
2.2. Các loại bệnh lao bao gồm bệnh lao hoạt động
Bệnh lao hoạt động có thể gặp ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, lao phổi là thể phổ biến, chiếm tỷ lệ 80-85%. Khác với lao tiềm ẩn, người bệnh ở nhóm này có các biểu hiện đặc trưng gồm:
– Ho
– Ho ra máu
– Sốt
– Sút cân
– Khó thở
2.2.1. Lao phổi
Lao phổi còn có tên gọi khác là ho lao, đây là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm vì:
– Tước đoạt tính mạng hơn 1,5 triệu người mỗi năm
– Lây truyền qua đường hô hấp
Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao phổi theo trình tự như sau:
– Khi người lành hít phải trực khuẩn lao từ hạt nước bọt li ti hoặc trong hạt bụi nhỏ di chuyển xuống phế nang và gây bệnh ở phổi.
– Từ phổi, trực khuẩn lao tiếp tục đi theo đường máu, bạch huyết đến các cơ quan khác và gây bệnh.
Theo báo cáo của WHO công bố vào tháng 10/2022, số ca mắc lao phổi tăng 4.5% so với năm 2021. Đây là lần đầu tiên số ca mắc bệnh lao phổi được báo cáo gia tăng trên toàn cầu sau gần 2 thập kỷ.
Lao phổi có tỷ lệ người mắc cao, bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh
2.2.2. Lao da
Bên cạnh lao phổi, trực khuẩn lao cũng có thể gây ra bệnh lao da. Đây là một bệnh lý lao ngoài phổi khá phổ biến. Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau, gây bệnh ở một số cơ quan khác rồi mới đến da. Hiếm gặp các trường hợp trực khuẩn xâm nhập và gây lao da trực tiếp từ bên ngoài.
Một số nghiên cứu phát hiện rằng số những bệnh nhân lao da và mô dưới da:
– Có 3-40% người bị lao hạch
– 25-30% người lao da mắc đồng thời lao phổi
Có thể nói rằng lao da là biến thể của các loại bệnh lao khác như lao phổi, lao hạch, …
2.2.3. Lao màng não
Lao màng não chỉ chiếm 5% số ca mắc lao nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc lao màng não nếu sống sót có thể đối diện với những di dứng nghiêm trọng như:
– Bại não
– Liệt chi
– Động kinh
– Mù
– Câm
– Điếc
Theo thời, người bệnh trẻ em có thể gặp một số biến chứng khác như:
– Tổn thương thần kinh
– Sa sút trí tuệ
– Rối loạn tâm thần
Hầu hết người bệnh viêm lao màng não phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Qúa trình điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn, tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc. Người bệnh khó tránh khỏi nguy cơ tử vong cũng như các di chứng nặng nề với sức khoẻ.
3. Điều trị bệnh lao
Theo bác sĩ chuyên khoa, dù là bệnh lao tiềm ẩn hay bệnh lao khác thuốc, phương pháp điều trị bằng thuốc vẫn luôn có hiệu qủa nhất định. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Điều trị bệnh lao phổi đòi hỏi kéo dài trong thời gian dài nên người bệnh cần:
– Kiên trì với phác đồ
– Tuân thủ chỉ định, lưu ý của bác sĩ đề ra
– Sinh hoạt, ăn uống đúng cách để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho ngời khác
– Lập tức báo với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường
Tìm hiểu thêm: Tiên lượng chữa khỏi bệnh lao và những lưu ý quan trọng
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp
4. Các lưu ý trong điều trị bệnh lao
4.1. Hạn chế việc tiếp xúc với người khác
Đây là yếu tố quan trọng nhất, bệnh nhân lao phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với người khác. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người mắc các loại bệnh lao phải đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng tránh tụ tập những nơi đông người, ngột ngạt, ô nhiễm, bẩn thỉu. Vi khuẩn lao dễ dàng phát triển trong những môi trường như vậy, do đó, người bệnh cần sống và làm việc ở những nơi thông gió, sạch sẽ, thoáng mát.
Khi hắt hơi hay ho cần che mũi, miệng để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán, lây lan cho người xung quanh.
4.2. Giữ vệ sinh cá nhân
Người bệnh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để đảm bảo sạch sẽ. Không gian sinh hoạt cần được thông gió bằng cách mở cửa sổ, đón ánh nắng trực tiếp để hạn chế lây nhiễm. Trong qúa trình điều trị, bạn nên ngủ một mình để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người thân.
>>>>>Xem thêm: Các nguyên nhân dẫn đến sinh non
Giữ vệ sinh cá nhân, nơi ở, chỗ làm việc là cách giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trong đó có bệnh hô hấp
4.3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Chế độ ăn uống cần đảm bảo dưỡng chất, đa dạng các nhóm thực phẩm. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Người bị bệnh lao nên chú ý ăn uống, ngủ nghỉ như sau:
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày
– Ăn các món giàu chất giống oxy hoá, vitamin
– Tăng cường tập thể dục, vận động phù hợp, tránh các hoạt động nặng
– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc để cơ thể thoải mái, có năng lượng hồi phục
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lao mà mỗi người cần biết. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khoẻ bản thân, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.