Đau răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Căn cứ vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có lựa chọn thuốc giảm đau răng và phương pháp chữa trị phù hợp cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc đau răng và vấn đề liên quan để có cái nhìn rõ nét hơn.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các loại thuốc đau răng thường được sử dụng
1. Một số nguyên nhân gây tình trạng răng bị đau
– Các bệnh về nướu: Đây là một trong những nguyên nhân làm đau nhức răng phổ biến. Mảng bám sẽ làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy cấu trúc của xương nâng đỡ răng. Túi nha chu làm cho vùng răng khó có thể vệ sinh sạch nên gây viêm tổ chức quanh răng.
– Sâu răng và viêm tủy: Vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit và hòa tan men, ngà răng ở trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Nếu lỗ sâu nhỏ, có thể không gây tình trạng đau. Tuy nhiên với các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ mảnh vụn thức ăn. Lỗ sâu răng gây viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn tới áp xe xương ổ răng…
– Áp xe nướu răng: Nguyên nhân do mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu, lâu dần gây viêm, đau dẫn tới nhiễm trùng như sưng hoặc chảy mủ tại vị trí xảy ra áp xe. Do vậy, thuốc giảm đau răng là phương pháp ưu tiên giúp hỗ trợ cho người bệnh.
– Do thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu vitamin C gây nên tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng. Thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A, fluor làm cho cấu tạo răng yếu, khoáng hóa răng và răng mọc không đúng chỗ.
– Do giảm sức đề kháng: Trẻ sau khi mắc các bệnh như sởi, thủy đậu,… và không giữ vệ sinh răng miệng tốt. Điều này khiến trẻ dễ bị viêm loét hoại tử miệng, nhiễm trùng máu và biến chứng phổi nguy hiểm. Người già nếu sức đề kháng kém thường bị viêm lợi, viêm quanh răng.
– Chấn thương vùng răng, miệng: Ngã do tai nạn giao thông, nhai phải sạn khi ăn, ẩu đả… gây mẻ, gãy và rạn răng. Từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập tủy răng gây tình trạng nhiễm trùng.
– Gặp sự cố nha khoa: Trường hợp khi nhổ răng hàm bị sâu lâu ngày đã nát thân chỉ còn chân răng nên phải đục để nhổ chân răng, điều này làm rạn xương hàm…
– Bị rối loạn nội tiết: Viêm lợi tuổi dậy thì, khi hành kinh, khi thai nghén, viêm lợi tuổi mãn kinh… cũng là nguyên nhân gây tình trạng đau răng.
– Mọc răng khôn: Răng khôn thường mọc kéo dài ở người từ 16 – 30 tuổi, đặc biệt tới 45 tuổi. Răng này thường làm đau, viêm nướu lúc mọc. Răng khôn khi mọc lệch, mọc kẹt ở trong xương hàm là nguyên nhân gây nên những cơn đau răng kéo dài.
– Mòn cổ răng: Nguyên nhân bởi người bệnh đánh răng quá mạnh, đánh không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải cứng. Những việc này gây hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây tình trạng ê buốt khi người bệnh chải răng hoặc ăn uống.
Răng bị đau có thể do nhiều nguyên nhân
2. Các loại thuốc đau răng thường dùng và biện pháp phòng ngừa
2.1. Những loại thuốc đau răng thường được sử dụng
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau và phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
– Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc aspirin.
– Phối hợp các loại thuốc kháng sinh họ beta lactam với metronidazol nhằm đem lại hiệu quả cao. Bởi nó diệt cả vi khuẩn ái khí, kỵ khí. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh không được sử dụng rượu bia hay thuốc lá.
– Bổ sung vitamin như vitamin A, D3, C, B2. Đây là những loại vitamin rất cần cho người đang bị đau răng.
– Benzocain: Đây là thuốc giảm đau răng nhanh, giúp gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi đau. Khi bôi thuốc vào nướu và răng, bạn sẽ có cảm giác tê liệt răng. Bởi thuốc này giúp giảm đau nướu và răng, giảm đau nhói và áp lực cho xoang.
– Thuốc kháng viêm không steroid: Đây là một trong các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc do bị răng sâu, bệnh nướu răng hoặc áp lực xoang trong thời gian ngắn. Lưu ý, thuốc kháng viêm không steroid không nên sử dụng quá 10 ngày mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Acetaminophen: Không giống thuốc kháng viêm không steroid – hoạt động như một thuốc giảm đau, giảm viêm và giảm sốt, acetaminophen chỉ hoạt động như một thuốc giảm đau và giảm sốt nhưng không giúp chữa trị viêm nhiễm. Vì vậy, acetaminophen là thuốc giảm đau được chỉ định đầu tiên. Mục đích điều trị cơn đau nhói liên quan tới sâu răng cấp, đau răng dai dẳng và lan rộng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn dùng thuốc chữa bệnh trĩ để hiệu quả cao
Tùy theo từng tình trạng mà có những loại thuốc đau răng khác nhau
2.2. Bên cạnh dùng thuốc đau răng, hãy chú ý các biện pháp phòng ngừa sau đó
2.2.1. Lưu ý chung
– Các bệnh về nướu thường có biểu hiện như bị chảy máu nướu, nướu sưng, đỏ, sờ mềm. Do đó, bạn nên lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.
– Khi phát hiện bị sâu răng, phải tiến hành nạo bỏ vết sâu. Ngoài ra có thể điều trị tủy (nếu cần) và hàn trám hoặc bọc răng sứ. Trường hợp sâu răng nặng, cần tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế.
– Đối với việc đau răng do mọc răng khôn, nên nhổ bỏ để tránh tình trạng bị ê nhức. Mọc răng khôn không chỉ gây cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Nó còn là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt bệnh lý răng miệng khác do viêm nhiễm.
– Tập thể dục cho răng miệng. Thực hiện bằng cách gõ 2 hàm răng 100 cái. Tiếp theo đảo lưỡi khoảng 20 lần bên phải và 20 lần bên trái. Sau đó, súc miệng để tạo nước bọt rồi nuốt hết nước bọt khoảng 20 lần. Phương pháp này làm cho răng bền chắc, kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn.
– Trong trường hợp bị đau răng do thiếu vitamin, bạn nên bổ sung vitamin thiết yếu.
2.2.1. Lưu ý với trẻ
Phụ huynh dùng gạc mềm sạch lau lợi, răng cho bé sau mỗi khi ăn hoặc uống nước ngọt. Trẻ từ 3 tuổi được hướng dẫn và tập thói quen chải răng và súc miệng. Việc làm này giúp sạch răng miệng sau khi ăn. Người già không còn răng phải vệ sinh lợi hoặc răng giả hằng ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng thuốc amitriptylin 25mg
Với việc đau do mọc răng khôn, nên nhổ bỏ để tránh tình trạng bị ê nhức
Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc đau răng để bạn tham khảo. Hãy lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào để đảm bảo hiệu quả và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.